Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Thông tư số 209/2016/TT-BTC về phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở

Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở
Thông tư 209/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD), phí thẩm định thiết kế cơ sở (TKCS). Theo đó:
– Giữ nguyên mức thu phí thẩm định dự án ĐTXD như tại Thông tư 176/2011/TT-BTC.
– Thu phí thẩm định TKCS bằng 50% mức phí thẩm định dự án ĐTXD đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án PPP và dự án sử dụng vốn khác.
– Tổ chức thu phí nộp toàn bộ tiền thu được vào NSNN.
Riêng trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì nộp theo quy định sau:
+ Dự án sử dụng ngân sách nhà nước: cơ quan có thẩm quyền thu phí thẩm định dự án ĐTXD để lại 90% số tiền thu được và 10% nộp vào NSNN.
+ Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án PPP và dự án sử dụng vốn khác: cơ quan có thẩm quyền thu phí thẩm định TKCS để lại 50% số tiền thu được và 50% nộp vào NSNN.
Thông tư 209/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
GXD sẽ cập nhật số liệu vào phần mềm Dự án GXD và phần mềm Dự toán GXD 10.5. Khi sử dụng, bạn chỉ việc tra cứu đơn giản và tính toán nội suy tự động.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Bí quyết gặt hái thành công trong nghề xây dựng

Nghề kỹ sư xây dựng có phải uống nhiều rượu? Tân kỹ sư xây dựng cần gì khi mới ra trường? Nghề xây dựng có bạc bẽo? Lương tháng 2000$ liệu có đủ?
Bạn đang là sinh viên theo học ngành xây dựng?
Bạn đang phân vân giữa vô vàn những thắc mắc tại sao mình vẫn chưa đạt được mục tiêu cuộc đời? 
Bạn đã đi làm nhưng chưa gặt hái được những thành công như mình hằng mong muốn?
Nghề xây dựng quá bạc bẽo? Cá lẽ bạn đã chọn nhầm nghề?
Bài viết này dành cho bạn!
Hôm nay tôi muốn chia sẻ một bài viết vô cùng tâm huyết của một thành viên diễn đàn: 23 lời khuyên vô giá cho các kỹ sư xây dựng tương lai với mong muốn bạn sẽ tìm thấy một vài điều có ích cho công việc của chính bạn.
"Mỗi người đều bình đẳng khi có 24h/ngày. Ai tận dụng tốt thời gian để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm càng nhiều, càng dễ thành công."
Thỉnh thoảng tôi có tham gia giảng dạy ở một số trường Đại học và một số khoá học chuyên môn. Nhờ những trải nghiệm thú vị này mà tôi có thêm được nhiều Đệ (Đệ nhé, không phải đệ tử, vì tôi chưa đủ cơ để tự nhận mình là sư phụ). Các đệ hay hỏi tôi một câu rất thường, nhưng cũng rất khoai: “Làm xây dựng cần có những yếu tố gì để thành công?”. Tôi cũng chẳng biết trả lời thế nào cho phải, vì tôi cũng chưa phải nhân vật vĩ đại gì, vẫn là một tên lất bất nhiều hơn. Thôi thì liệt kê những cái mà tôi nghĩ dân “xi măng cát sỏi” chúng ta cần biết, cần có. Cái này, đơn thuần chỉ là liệt kê, có cái tôi đã làm được, có cái chưa, nhưng đại loại là vậy.
1. Phải biết đọc bản vẽ, lập dự toán, lập hồ sơ thầu

Cái này thì giống như làm bác sĩ phải biết dùng tai nghe, làm nông dân phải biết dùng cày cuốc vậy. Chưa vững những cái này thì đừng nói đến chuyện “hành nghề” làm gì. Mà những cái này, nhà trường chẳng dạy nhiều, nên phải tìm hiểu thêm bên ngoài nhiều vào. Cái này thực là yêu cầu sống còn đối với người làm nghề xây dựng. Tôi đã từng gặp những bạn sinh viên có bảng điểm khá đẹp, nhưng loay hoay mãi với bộ hồ sơ thầu, không biết làm thế nào cho phải. Những tình huống như vậy, thật ko biết nên cười hay nên khóc nữa.
2. Phải biết kỹ năng tin học cơ bản 
Sử dụng tốt các phần mềm, xử lý tốt các sự cố thường găp của máy tính, sử dụng tốt tin học văn phòng. Sẽ có đôi lúc, bạn chẳng ở công ty mà nhờ bộ phận văn phòng hay bộ phận IT giúp đỡ. Nhất là những bạn thường xuyên đi công trình thì việc kiêm nhiệm đa năng như vậy càng nhiều, càng phải rành rẽ.
3. Phải biết tập trung cao độ trong công việc 
Tôi thường đòi hỏi ở nhân viên tốc độ. Và không bao giờ chấp nhận kiểu làm việc cưỡi ngựa xem hoa. Có thể với tốc độ đó, anh sẽ có sai sót. Không sao, sai sẽ sửa. Nhưng không ai sửa nổi thái độ làm việc nửa vời, vừa làm vừa chơi được. Và tôi nghĩ ông sếp nào cũng vậy thôi, thích nhân viên làm 2 tiếng chơi 2 tiếng hơn là vừa làm vừa chơi trong 4 tiếng. Bạn cứ luyện sự tập trung và tốc độ đi, điều này sẽ giúp cho bạn rất nhiều.
4. Phải biết nhậu
Phải biết. Biết nhậu nghĩa là phải uống được, phải biết được điểm dừng, phải kiểm soát được bản thân. Hầu hết các chữ ký được thực hiện trên bàn nhậu, nên chỉ cần anh thể hiện sai phong độ thôi là đã có thể kéo theo những sai lầm đáng tiếc rồi. Nếu anh không biết nhậu, chẳng ai phạt được anh, chẳng ai bắt được anh, nhưng chắc chắn anh sẽ gặp khó khăn hơn những người biết cầm ly “1,2,3 Dzô” một cách vui vẻ! Vì cái này mà tôi đã phải trả giá khá đắt, phải sử dụng men hỗ trợ tiêu hoá trong một thời gian dài.
5. Phải có sức khoẻ
Với những người đi công trình thì không nói làm gì rồi nhé. Thường xuyên sống trong môi trường thiếu thốn, thậm chí là nguy hiểm, nên sức khoẻ không đảm bảo thì chỉ có nước về nhà an dưỡng thôi. Nhưng những anh ít phải chạy đây chạy đó cũng phải chuẩn bị tinh thần cho những đợt cao điểm, có thể làm liên tục mấy ngày liền không ngủ, ăn bánh mì uống nước lọc trừ bữa. Bản thân tôi, giai đoạn cao điểm, đã từng kéo dài tình trạng ngủ 2 tiếng 1 ngày hàng tháng trời. Kiểu thư sinh mềm yếu, khó mà chịu được.
6. Phải chịu được nhiệt
Một phần như lý do thứ 4. Một phần nữa là phải chịu được những tình huống phát sinh khác: công trình gặp sự cố, bản vẽ và hiện trạng không giống nhau, sự chồng chéo công việc giữa các bộ phận. Chịu nhiệt trong công việc không bằng một phần so với chịu nhiệt từ những tác động ngoài. Anh mà không tỉnh, không vững sẽ bị tẩu hoả nhập ma, sẽ tự đưa mình vào một mớ bòng bong ngay.
7. Phải biết chửi 
Nói một cách nghiêm túc đấy. Chửi làm sao cho nó sợ, nó phục mà nó ko thù dai. Chửi sao cho nó phải nghe mình mà không ấm ức. Chửi sao cho sau khi chửi vẫn kéo nhau đi nhậu được. Chửi sao cho nó chửi lại mình mà 2 thằng ko ghét nhau. Cả một nghệ thuật đấy. Phải biết tung hứng, biết mềm cứng đúng lúc, phải biết tạo kịch bản win- win vào phút cuối. Ấy mới là biết chửi. Với dân suốt ngày bê tông sỏi đá bản vẽ này không có dùng từ ngon ngọt dịu dàng được, phải đao búa mới chịu, mới khoái (nhưng tôi cũng chưa được đến trình độ này, cũng đang tập chửi để lên level).
8. Phải biết quan hệ
Ngành nào cũng cần, nhưng xây dựng thì đặc biệt cần. Anh sẽ không bao giờ tồn tại nổi nếu anh không có bạn bè, không có đồng nghiệp. Anh phải biết làm việc nhóm. Anh phải biết ngẩng đầu lên để học hỏi các bậc tiền bối. Anh phải cúi xuống để giúp đỡ đàn em. Anh phải biết bắt tay với các đồng nghiệp, đối tác để mở mang tầm hiểu biết. Cái nghề mà khó nhận định ai giỏi hơn ai này, anh biết càng nhiều thì công việc của anh càng được hỗ trợ nhiều. Nếu anh có cơ hội được tham gia một dự án từ lúc mới bắt đầu nhen nhóm đến khi kết thúc, anh sẽ hiểu tầm quan trọng của các “cánh tay phụ” của mình. Cũng là một may mắn khi tôi có những bậc tiền bối luôn sẵn sàng chỉ bảo, có những người bạn đồng nghiệp luôn sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ. Có lẽ đây là điều quý nhất tôi có được trong sự nghiệp của mình.
9. Phải biết tự nghiên cứu 
Cứ mỗi ngày không tìm hiểu, là một ngày mình bị tụt so với xu thế. Chưa nói gì xa xôi, riêng cái khoản cập nhật các thông tư, quy định mới của nhà nước về ngành cũng đã khiến anh hoạt động não bộ gần như hàng ngày rồi. Các công nghệ xây dựng mới, các phần mềm ứng dụng mới, các xu hướng mới... Chỉ cần một cái không biết, cũng có thể dẫn đến nguy cơ khi ngồi nói chuyện mà mình như đứa trên sao Hoả xuống, vì người ta nói đông nói tây mà mình chẳng hiểu gì sất.
10. Phải biết chém gió 
Lại nói về nói đông nói tây. Anh biết, nhưng anh không biết cách nói, không biết cách dẫn dắt diễn đạt thì cũng hỏng. Cùng một vấn đề, nhưng cách nói khác nhau sẽ đưa đến những kết quả khác nhau. Cùng một vấn đề, cùng một cách giải quyết, nhưng đôi khi chủ đầu tư lại gật gù tán thưởng với anh A mà khăng khăng không chấp nhận anh B, ấy là vì “cái miệng có gió” của anh A mạnh hơn anh B. Cái này phải luyện nhiều, thuyết trình nhiều, trình bày nhiều, phản biện nhiều, và như trên đã nói, đôi khi phải chửi nhiều.
11. Phải biết đặt mình vào vị trí người khác
Cái này là điều cần thiết để có thể đưa ra được yếu tố win - win. Đôi khi cũng phải đứng phơi nắng phơi sương, cầm cái bay để hiểu cái cực của công nhân. Đôi khi cũng phải “nghe chửi” từ chủ đầu tư để biết các sếp của mình áp lực thế nào. Đôi khi cũng phải chịu nghèo chịu khổ để biết cảm giác của cả đội khi bị chậm thanh toán. Và đôi khi cũng đặt mình vào trường hợp người khác để biết người ta sai sót chỗ nào mà chấn chỉnh - biết người biết ta (cái này thì hơi phũ phàng). Nói chung, khi mình biết đặt mình vào vị trí người khác, mình sẽ hiểu hơn, sẽ biết thông cảm hơn, từ đó sẽ win - win một cách đơn giản mà vui vẻ hơn. Nguyên tắc này luôn đúng, trong mọi trường hợp.
12. Phải biết chơi thể thao 
Không chỉ để rèn luyện thân thể, mà đây còn là một cách để xả xì trét, hơn nữa còn làn một kênh để kết nối với nhiều người. Sau một ngày bù đầu với bản vẽ hoa cả mắt, kéo nhau đi làm một trận đá bóng, một chầu tennis. Đó cũng là một cơ hội để đồng nghiệp gần gũi với nhau hơn, sếp gần với nhân viên hơn. (Nhân tiện, có bạn nào tư vấn cho tôi môn thể thao nào hợp với người béo phì, cận thị như tôi không, chỉ với).
13. Phải biết hưởng thụ 
Làm việc trong môi trường áp lực như vậy, nếu anh không biết hưởng thụ cuộc sống, anh sẽ khó có được trạng thái cân bằng. Đây cũng là vấn đề thường gặp của dân trong nghề: “Không cân bằng được công việc và cuộc sống”. Lâu lâu tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ đúng nghĩa với gia đình, học một môn nghệ thuật nào đó (nhiếp ảnh chẳng hạn). Cuộc sống sẽ “dễ thở” hơn nhiều khi mình biết “quẳng gánh lo đi và vui sống”.
14. Phải biết chấp nhận thất bại 
Thất bại nhỏ là khi bản vẽ bị gạch te tua be bét. Thất bại vừa là khi rớt hợp đồng. Thất bại lớn là khi... (thôi cái này không nói đâu). Còn nhiều các thể loại thất bại nữa. Nhưng đã làm nghề xây dựng, anh phải biết chấp nhận điều đó. Mỗi khi gặp thất bại, hãy nghĩ đến quy luật được - mất. Và có một bí mật nhỏ, bạn gặp thất bại càng sớm, thì bạn thành công càng sớm. Và những thất bại bạn gặp khi còn trẻ tuổi sẽ dễ vượt qua hơn là khi bạn đã nhiều năm tuổi nghề rồi mới gặp. Bắt đầu sự nghiệp riêng lúc 23 tuổi, không biết bao nhiêu lần bầm dập, bao nhiêu lần te tua từ “cõi ấy” trở về, để đến giờ tôi có cái nhìn hoàn toàn khác về những khó khăn.Vậy nên, đừng ngại thử thách, đừng vì 1 thất bại nhỏ mà nản. Bạn đang gặp may đấy, vì bạn gặp chúng sớm hơn, sau này bạn sẽ không bao giờ gặp lại nữa.
15. Phải biết đam mê

Trong cái thế giới khô khan của ngành xây dựng, nếu anh không đủ lửa để giữ đam mê với nghề, nhiều khả năng anh sẽ bị out, hoặc là tự out. Nhiều người sau một thời gian theo đuổi đã rẽ sang nghề khác là vậy. Áp lực, vất vả, bị nhiều yếu tố chi phối là đây. Nên nếu như anh cứ mãi sống xoàng xoàng, cứ mãi dật dờ, thì không sớm thì muộn anh sẽ cảm thấy như mình đã chọn nhầm nghề!

16. Phải biết cọ xát thực tế

Với nghề này, tấm bằng đẹp khi ra trường sẽ không hẳn là tấm vé hoàn hảo cho bộ hồ sơ, nếu như anh không có kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, mới có chuyện đòi hỏi anh không những có tấm bằng mà còn phải có cả những chứng chỉ HÀNH nghề, phải chứng minh được kinh nghiệm làm việc. Không chỉ là thực tế khi tính toán, triển khai bản vẽ, lên dự toán, lập hồ sơ thầu mà còn phải biết những công việc tưởng chừng rất đơn giản khác. Tôi biết một trường Đại học dân lập, khoa xây dựng của trường đó có một môn học giống như thực hành nghề. Sinh viên sẽ phải cầm bay, trộn vữa, lát gạch để xây hoàn thiện một ngôi nhà nhỏ. Đây là điều mà tôi thấy không phải trường nào cũng để ý để thực hiện cho sinh viên. Tôi cũng nhận được khá nhiều email của các bạn sinh viên mới ra trường, sẵn sàng xin vào làm không lương để học hỏi kinh nghiệm. Và tôi cũng có chơi với nhiều anh bạn, lăn xả nhiều năm trên công trường, cầm bay, trét vữa, trộn hồ... còn chuẩn và “ra dáng” hơn cả mấy anh thợ. Tôi luôn đánh giá cao và khâm phục những tinh thần sẵn sàng làm việc như vậy.
17. Phải biết về phong thuỷ

Tôi không khuyên các bạn trở thành thầy phong thuỷ. Phong thuỷ bao la lắm, rộng lắm, nhiều thứ phải học lắm. Nhưng cũng nên biết sơ sơ đôi chút. Để biết mà chém gió với chủ đầu tư, với khách hàng. vì bạn là dân xây dựng, thi thoảng người thân nhờ vẽ nhà, thiết kế nhà... thì cũng nên biết tí chút về phong thủy mà chém chứ. Chỉ cần khoảng một tuần nghiền ngẫm trên Internet là đã có những kiến thức cơ bản nhất rồi. Vì phong thuỷ trong kiến trúc bây giờ cũng rất phổ biến rồi. Còn bạn nào mà lười nữa, thì bao tôi vài chầu nhậu, tôi vẽ cho “vài đường cơ bản”. Cơ bản thôi nhé, vì tôi cũng chỉ biết đến “cơ bản” thôi.
18. Phải biết dùng công nghệ thay SỨC người

Cái mà tôi muốn đề cập ở đây là các phần mềm hỗ trợ trong công việc: phần mềm tính toán, vẽ kết cấu, phần mềm dự toán, phần mềm quản lý dự án... Nhiu lắm. Học món này chưa xong đã có thêm món mới để học… Nếu cần thiết, tôi sẽ list ra những phần mềm cơ bản nhất thường được dùng trong xây dựng để các bạn tham khảo thêm. Bây giờ, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã quá phổ biến rồi, nên việc sử dụng các phần mềm để tiết kiệm sức lực, tăng hiệu quả và độ chính xác trong công việc là việc quá nên làm. Như tôi, bên cạnh nghề chính là xây dựng, thì tôi đặc biệt đam mê với lĩnh vực tin học, và đang ấp ủ những sản phẩm có tính ứng dụng cao cho ngành xây dựng của mình. Cái này nếu ai quen với tôi thì có lẽ sẽ không còn xa lạ nữa nhỉ. Mai mốt về già, giải nghệ vì không còn đủ sức khoẻ để theo đuổi, thì tôi sẽ làm người bán phần mềm dạo. Gặp tôi thì nhớ nhắc, tôi giảm giá cho :D
19. Phải biết chăm sóc bản thân

Biết là dân xây dựng thường đi liền với hình ảnh xuề xoà qua loa, nhưng đôi khi cũng phải biết tút tát một chút. Chăm sóc “mặt tiền”, rồi còn phải chăm sóc sức khoẻ nữa. Trong môi trường làm việc căng thẳng, bụi bặm khắc nghiệt, và cả nhậu nhiều (?!?) thì việc kiểm tra sức khoẻ thường xuyên là điều cần thiết. (Khổ, tôi cũng biết vậy, nhưng mà việc đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ sao mà khó quá. Có anh bạn làm ở BQLDA bệnh viện Chợ Rẫy bảo cứ vào ảnh đưa đi một vòng khám tổng quát mà chịu…).
20. Phải biết từ chối

Cái này có lẽ sẽ đề cập đến một vấn đề nhạy cảm của nghề: rút ruột công trình, nhận bao thư lì xì. Biết rằng đụng tới vấn đề này dễ bị anh em ném đá lắm chứ nhưng tôi cũng xin mạn phép đề cập sơ sơ bởi bản thân tôi cũng từng tiếp xúc với một vài trường hợp điển hình. Số là nhiều cậu nhất quyết ra trường cứ phải đi thi công cơ vì nghe đâu thấy mấy đàn anh làm 2-3 năm đã tậu được nhà thành phố rồi. Có cậu chưa chịu cưới vợ bởi lời giải thích đơn giản là “cố chờ anh 2-3 năm nữa ổn định anh kiếm tiền mua nhà cái đã” :D … Nếu anh không biết nói lời từ chối, thì sẽ có những thứ khác chào đón anh: là phê bình, là trách nhiệm, là danh dự, thậm chí là nhà đá. Bản lĩnh của anh đến đâu, trong những tình huống cụ thể như vậy sẽ là một phép thử rõ ràng nhất, dễ thấy nhất. Tuy nhiên, nói vậy thôi chứ cứ đúng luật, đúng lệ, đảm bảo an toàn thì cứ linh động xíu xíu chắc chẳng sao nhở :D rập khuôn quá kẻo chẳng có ngày ổn định để rước nàng về dinh :D
21. Phải biết nịnh

Cái này thì dùng thường xuyên nhé. Nịnh sếp, việc gấp sếp giãn tiến độ ra một chút, gấp quá bọn em thở không có nổi. Nịnh nhân viên với thợ chịu khó tăng ca một chút, dự án này quan trọng lắm, đừng để có sơ suất gì nha. Đặc biệt, hôm nay lên facebook thấy có anh bạn mới quen đăng xì tây tớt xin phép vợ cho anh đi “tiếp khách” nha, về muộn chút xíu đừng bỏ rơi ở ngoài cửa nha... Về vấn đề này, cùng với chuyện bằng cấp, tôi rất khoái một câu truyền miệng khá phổ biến của anh em chúng ta: “Bằng gì cũng chẳng vượt qua được bằng lòng”, hê hê. Nghe thì hơi chối tai, nhưng không phải là không có lý.
22. Phải biết kể khổ, biết than

Cái này song song với “nịnh kungfu”. Đối tượng áp dụng: Với nhiều đối tượng khác nhau. Thời điểm áp dụng: lúc bị trễ tiến độ, trễ thanh toán, trễ giờ về nhà. Còn than thế nào, cái này phải phụ thuộc vào các bạn. Nói như các bạn trẻ bây giờ hay nói, “ăn mày tình cảm” nó cũng khó lắm, không phải ai làm cũng được đâu, cũng là cả một nghệ thuật đấy.
23. Phải biết tìm cơ hội trong thử thách

Trong hoàn cảnh khủng khoảng kinh tế, việc ít, nhiều người lại đâm ra lo sợ, mà ko nghĩ lạc quan rằng đây là thời điểm để mình làm những việc mình chưa làm được trước đó vì bận bịu: học thêm ngoại ngữ, “sưu tầm” thêm những chứng chỉ hành nghề còn thiếu, học thêm nhiều khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu về một ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới... Con gấu mùa đông không tiện đi kiếm mồi, nó còn biết tận dụng ngủ một giấc thật dài cho lại sức, sao mình ko nhân cơ hội này mà trau dồi bản thân để đến khi cơn bĩ cực qua rồi, mình lại thêm vững vàng chắc chắn? Về vấn đề tìm cơ hội trong thử thách thời khủng hoảng này, tôi cũng sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn:” Nghề xây dựng cần làm gì vượt qua khủng hoảng?”, nếu các bạn có hứng thú (dạo này tự nhiên thích viết xàm xàm, nói những điều vớ vẩn nhắng nhít như vậy).
Đến đây thì tôi xin tạm khép lại những chuỗi “phải biết” của nghề xây dựng. Tất nhiên, như đã nói, đây chỉ là khép lại dưới cái nhìn của cá nhân mà thôi. Các bạn có thêm ý tưởng nào, thì cứ chia sẻ nhé, tôi sẽ tập hợp và bổ sung vào, để nhiều người được biết hơn(yên tâm, tôi sẽ đảm bảo quyền tác giả của các bạn mà, vấn đề này thì tôi đặc biệt để ý :D). Chuỗi “phải biết” này càng nhiều góp ý thì anh em xây dựng sẽ càng hoàn thiện hơn, đúng chứ nhỉ? Anh em có thể chia sẻ qua facebook, website, điện thoại, email đều được hết. Gì chứ buôn chuyện nghề, lúc nào tôi cũng khoái hết.
Còn nhiều cái phải nữa. Nhưng nói nhiều thành ra lại là đứa đi dạy đời, và chắc chắn khi đọc cái này sẽ có nhiều người nói tôi xúi dại, vì có những cái “phải biết” sao mà tào lao bí đao quá. Thôi tào lao vài dòng vậy đã, ai thấy kiếm được chút gì hay thì cứ thế mà dùng. Thằng bạn ới đi làm vài chai để luyện công rồi..."

[​IMG]

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2016

Khai Giảng ngày 07/12/2016 tại 64/1E Dường D3. P25 . Bình Thạnh . TP Hcm

khai giảng lớp đo bóc khối lượng và lập dự toán công trình

TẶNG PHẦN MỀM DỰ TOÁN BẢN QUYỀN KHI ĐĂNG KÝ HỌC LỚP HỌC ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG, LẬP DỰ TOÁN ​
Khai Giảng ngày 07/12/2016 tại 64/1E Dường D3. P25 . Bình Thạnh . TP Hcm
Thứ 2 Hàng Tuần Tại Hà Nội . 
👉Lợi ích của học viên: 
- Được tặng phần mềm Dự toán GXD bản quyền 1 năm
- Được chia sẻ các kỹ năng, kinh nghiệm thực tế
- Được học lại trong vòng 1 năm hoàn toàn miễn phí
- Được nhận nhiều ưu đãi cho các khóa tiếp theo do GXD tổ chức.
🎁Khi đăng ký học Tặng ngay 1 trong 3 khóa học sau đây: 
- Khóa học Microsoft Office Excel chuyên ngành Kinh tế xây dựng
- Khóa học Microsoft Office Project 
- Khóa học Autocad cơ bản
-------------------------------------------------------------------------------------
Liên Hệ để Đăng Kí Lớp Học: 
 0902 660 578 - 0976 598 167 
 thuphuonggiaxaydunghcm@gmail.com 

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

ĐATN để tham khảo cho ngành Quản Lý Xây Dựng

Gửi các bạn các đồ án mẫu để tham khảo :
Mẫu 1 
mẫu 2
mẫu 3 
Kết quả hình ảnh cho đồ án tốt nghiệp


Thuyết minh đồ án Quản trị doanh nghiệp XD

Gửi các em phần thuyết minh (chỉ tham khảo)
Các định mức, văn bản hướng dẫn các em nên update theo thời điểm hiện hành và theo cô hướng dẫn nhé

Hướng dẫn đồ án chuyên ngành mảng dự thầu 

Gửi các em tài liệu hướng dẫn phần tiến độ, dự toán và lập giá dự thầu

Cách trình bày thuyết mình và bản vẽ ĐATN QLXD

1. Cách trình bày thuyết minh đồ án môn học ( form mẫu – phần tham khảo)

- Qui định về canh lề: Trên 3cm, dưới 3cm, trái 3,5cm, phải 2cm. Dãn dòng 1.5line
- Cỡ chữ và font: Sử dụng font Unicode (Time new roman) cỡ chữ 13
- Đánh đề mục và nội dung phải đi liền với nhau, tránh trường hợp đề mục 1 trang và nội dung lại ở trang khác
- Kiểu trình bày đề mục:
- Bảng biểu, hình vẽ, công thức đánh ký hiệu theo chương và số thứ tự (ví dụ: Bảng 2.4 bảng thứ 4 trong chương 2)


TRANG PHỤ BÌA
TỜ NHIỆM VỤ
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG DỰ ÁN (CÁC CHƯƠNG MỤC)
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Đề cương đồ án chuyên ngành QLXD mảng dự thầu

tải tài liệu tại đây

Tài liệu hướng dẫn đồ án chuyên ngành (dự án đầu tư)


Mẫu khung tên cho đồ án ngành Quản lý Xây dựng

Các sinh viên làm đồ án Quản trị Doanh nghiệp xây dựng và Đồ án chuyên ngành down mẫu khung tên về và làm theo nhé.

Mẫu hồ sơ mời thầu Xây lắp



Tài liệu "Nguyên lý thiết kế Kiến trúc nhà Dân dụng - Nhà ở và Nhà công cộng"

Gởi các em Sinh viên ngành Kiến trúc file PDF sách "Nguyên lý thiết kế Kiến trúc nhà Dân dụng - Nhà ở và Nhà công cộng" của GS Nguyễn Đức Thiềm. Các em có thể tham khảo mục lục để tìm hiểu thêm về công trình mình đang thực hiện.


Kho Sách, Giáo trình, Đồ án tham khảo dành cho SV ngành Xây dựng


Kho Sách, Giáo trình, Đồ án tham khảo 

dành cho SV ngành Xây dựng 

- Để giúp cho "sự học" của các bạn SV được tốt hơn, trong chuyên mục này tác giả cung cấp 
các Tài liệu, giáo trình, Đồ án tham khảo liên quan đến lĩnh vực Xây dựng để các Em tham 
khảo. Nguồn tài liệu chủ yếu được tổng hợp từ nguồn của các trường đại học đào tạo 
Xây dựng có uy tín trong cả nước.

A. TÀI LIỆU KIẾN TRÚC
1. Giáo trình 3D Max: Tải về
2. Giáo trình Revit ArchitectureTải về
3. Giáo trình Kiến trúc công nghiệp: Tải về
4. Giáo trình AutoCad:
- Học AutoCad 2D: Link AutoCad 2D
- Một số mẹo khi dùng AutoCad: Tải về
- Thư viện Cửa, Chi tiết WC: Tải về
5. Mẫu nhà Dân dụng
6. Mẫu nhà Cao tầng
B. TÀI LIỆU XÂY DỰNG
1. Tài liệu Kết cấu BTCT 1, 2 và Đồ án BTCT1
- Sách Kết cấu BTCT1 (phần cấu kiện cơ bản)_Tg: Thầy Phan Quang Minh: Tải về
- Sách Bài tập BTCT (Tập 1, 2)_Tg: Thầy Nguyễn Đình Cống: Tải về
- Sách Cấu tạo BTCT_Tg: Bộ Xây dựng - Công ty TV Xây dựng DD Việt Nam: (xem tại đây)
- Sách Tính toán cột BTCT_Tg: Thầy Nguyễn Đình Cống: Tải về
- Sách Kết cấu BTCT2 (Kết cấu nhà cửa)_Tg: Thầy Ngô Thế Phong: Xem tại đây
- Sách Kết cấu khung BTCT toàn khối_Tg: Thầy Lê Bá Huế: Tải tại đây
- Sách Kết cấu khung BTCT (nhà công nghiệp 1 tầng)_Tg: Thầy Trịnh Kim Đạm - Lê Bá Huế: Xem tại
- Sách Đồ án BTCT1 (Sàn sườn BTCT toàn khối)_Tg: Thầy Nguyễn Đình Cống: Xem tại đây
- Giáo trình Kết cấu BTCT2 (Kết cấu nhà cửa)_Tg: Thầy Bùi Thiên Lam: Tải về
2. Tài liệu cơ học đất
- Ebook cơ học đất: Tải về
3. Vật liệu xây dựng:
- Ebook vật liệu xây dựng: Tải về
4. Trắc địa xây dựng:
- Trắc địa đại cương: Tải về
5. Tiếng Anh chuyên ngành Xây dựng
- Tài liệu serect về tiếng anh chuyên ngành của cty xây dựng HoaBinh copporationTải về
6. Dự toán Xây dựng:
- Hướng dẫn Dự toán: Tải về
7. Giáo trình Máy xây dựng:
- Ebook học Máy xây dựng: Tải về
8. Thi công
- Tài liệu song ngữ về Thi công: 1234
C. TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG
1. Tiêu chuẩn Việt Nam
- Danh mục Tiêu chuẩn hết hiệu lực và tiêu chuẩn thay thế: Tải tại đây
2. Tiêu chuẩn nước Ngoài
- BS Standard: Tải về
- Eurocode: Tải về
- Eurocode (8 parts): 1234567
D. TIN HỌC XÂY DỰNG
1. Hướng dẫn SAP2000:
- Giáo trình SAP2000 1: Tải về
- Sử dụng phần mềm Sap2000 Ver10: Tải về 
- Sử dụng phần mềm Sap2000 Ver7.4: Tải về 
2. Hướng dẫn ETABS
Sử dụng phần mềm Etab Ver8.5: Tải về 
- Giáo trình học ETABS của Trần An Bình: Tải tại đây
- Kết nối dữ liệu từ AutoCad để xây dựng mô hình trong ETABS: Tài liệu
3.Phần mềm khác
3. Bảng tính Excel
- Bảng tính EXCEL 1: Tải về 
- Bảng tính EXCEL 2: Tải về 
- Tính chống xoắn cho dầm: Tải về 
- Địa kỹ thuật: Tải về 
- Pile for bcc: Tải về 
- Pole for bcc: Tải về 
- Tính trụ điện DUL: Tải về 
- Tính gió-động đất: Tải về 
- Tính toán cống hộp: Tải về 
- Tra thep hinh Ver1.1: Tải về 
- THUOC LO BAN-EXCEL+ACAD: Tải về 
E. ĐỒ ÁN THAM KHẢO
1. Đồ án môn học:
- Bản vẽ tham khảo Đồ án BTCT1: Tải về
- Hướng dẫn đồ án BTCT1: Link
- Đồ án Kỹ thuật Thi công 1: Link 1Link 2
Thiết kế móng băng và móng cọc (bao gồm đầy đủ bản vẽ và thuyết minh tính toán): Tải về 
- Phương pháp tính sức chịu tải thẳng đứng của cọc: Tải về
- Bê tông cốt thép 1: Tải về  
- Bê tông cốt thép 1: Tải về 
- Bê tông cốt thép 1: Tải về 
- Bê tông cốt thép 1: Tải về  
- Bê tông cốt thép 1-pdf: Tải về
- Bê tông cốt thép 1: Tải về 
- Tổ chức thi công 1: Tải về  
- Tổ chức thi công 2: Tải về  
- Tổ chức thi công 2: Tải về  
- Kỹ thuật thi công: Tải về  
- Kỹ thuật thi công: Tải về  
- Cấu kiện PANEL DUL: Tải về 
- Khung nhà 19 tầng: Tải về  
- Nhà kết cấu thép cao tầng: Tải về  
- Nhà cầu trục thép 2 NHIP-2xL=30-B=10: Tải về  
- Chi tiết nối thép cải tạo nhà: Tải về  
2. Đồ án chuyên ngành Xây dựng
Đồ án thiết kế nhà cao tầng đầy đủ từ đầu tới cuối: 18 tầng, 1 hầm sâu 3.3m, tổng chiều cao 66.35m: Tải về
- Đồ án tốt nghiệp (Kỹ sư xây dựng - Nhà 11 tầng đầy đủ TM, bản vẽ): Tải về
- Thuyết minh kết cấu+thi công: Tải về
- Thuyết minh kết cấu+thi công: Tải về
- Chung cư - Sunrise: Tải về
F. TÀI LIỆU KHÁC
- Lịch sử đảng: Tải về
- Giáo trình BTCT: http://www.mediafire.com/?1lsgrskzbtcf3d9
- Giáo trình KC thép: http://www.mediafire.com/?6jr6mxxv4cor226
- Giáo trình An toàn lao động: http://www.mediafire.com/?ik28m21gbawzezs
- Giáo trình Kỹ thuật thi công: http://www.mediafire.com/?jnb7ba24wf81qbq
- Giáo trình Xử lý nước thải: http://www.mediafire.com/?u5c0u5e7mt6hbo4
- Giáo trình cơ học đất: http://www.mediafire.com/?drlpkcfohog12cl
- Giáo trình cơ học đất: http://www.mediafire.com/?bkbnm8mfejlwo0c
- Giáo trình cơ học kết cấu: http://www.mediafire.com/?rhch171rjnnthrg
- Giáo trình cơ học kết cấu: http://www.mediafire.com/?px73p7e56qy7vxt
- Giáo trình sức bền vật liệu 2: http://www.mediafire.com/?k0qtr8n2s5svlkc
- Giáo trình kết cấu xây dựng: http://www.mediafire.com/?622rgborbr6lnup
- Kỹ thuật đường sắt: http://www.mediafire.com/?ob7nfgu906r85f9
- Công trình bến cảng: http://www.mediafire.com/?h0p4k4it8y847fg
- Kỹ thuật cầu đường: http://www.mediafire.com/?fv7hxdtrkwnlilm
- Kỹ thuật thủy lợi: http://www.mediafire.com/?ox80cb6fdbpcgb9
- Thi công các công trình thủy lợi: http://www.mediafire.com/?jgricxoyw3dof0z
- Thiết kế và thi công nền đất yếu: http://www.mediafire.com/?5q0a763rtzp4dta
- Tính toán kết cấu thép: http://www.mediafire.com/?dlqjhbc9je9wauc
- Luận án của người Việt: http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=3401
- Bê tông cốt thép nâng cao: http://www.mediafire.com/?1d7ivov2i16iajy
- Tài liệu Hội Thảo XDCT có tầng ngầm tại TP.HCM-2-8-2008:http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=8286
- Một số phương pháp tính vách BTCT: http://www.mediafire.com/?qcp09r5rgacgpyg
- Hoạch định tiến độ dự án: http://www.mediafire.com/?o4epe7doq4nwzgs
- Móng cọc Vũ Công Ngữ: http://www.mediafire.com/?zwng24moqmh
- Tính đài đơn 3 cọc: http://www.mediafire.com/?jzzawzkmm4k
- Vấn đề cọc nhà cao tầng: http://www.mediafire.com/?gwaqnqgk5dt
- Thuyết minh thi công Top-down: http://www.mediafire.com/?pbo4h7z4566v7nu
- Công nghệ thi công Top-down: http://www.mediafire.com/?8jgq4h8h2a2rl16
- Giảm chấn chất lỏng cầu Bãi Cháy: http://www.mediafire.com/?gg0fe8z9pfic67z
- Kết cấu nhà cao tang Wolfgang Schueller: http://www.mediafire.com/?bgo9epgc6k2txnb
- Ứng dụng phần mềm tính động đất: http://www.mediafire.com/?dtx6dt8oga4da8e
- Tìm hiểu sự cố cọc khoan nhồi: http://www.mediafire.com/?s48wcrfa4cnuc34
- Phương pháp cọc khoan nhồi DTH: http://www.mediafire.com/?14dp1te880bsaj1
- Chương trình tính toán nội lực BTCT: http://www.mediafire.com/?nt03uq0pinso9it
- Chuyên đề về cọc barret: http://www.mediafire.com/?uh6qg6y5m0dyehw
- Quan hệ USBD nền khi chịu tải động đất: http://www.mediafire.com/?zep2ikx877k55e9
- Tái chế BT và ứng dụng ở VN: http://www.mediafire.com/?2gbmy4za0m6891v
- Móng bè trên nền cọc XMĐ: http://www.mediafire.com/?kve2my2olr1scey
- Tổng hợp sức chịu tải của cọc: http://www.mediafire.com/?bwf3l26cn573x71
- Tính toán cấu kiện chịu nén lệch tâm xiên: http://www.mediafire.com/?gi1scd6p2mfk927
- Ứng xử khi kết cấu chịu động đất: http://www.mediafire.com/?p90rpef25tzh24y
- Giá trị HSTL của HSN đối với sét yếu: http://www.mediafire.com/?x62wzw87zu595z5
- Xây dựng phần mềm tính độ cứng sàn DUL: http://www.mediafire.com/?7g1b7dnum9tze1g
- Thiết kế theo ứng suất cho phép: http://www.mediafire.com/?bpnvn1iz6qrlwqj
- Công nghệ móng cầu Nhật Tân: http://www.mediafire.com/?lsbwddafd6g8fd4
- Self Compacting Concrete.NCKH 08-09: http://www.mediafire.com/?1c9trp6habqhp60