Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

TIỆN ÍCH CỦA PHẦN MỀM DỰ TOÁN GXD

PHẦN MỀM DỰ TOÁN GXD 10

DÙNG LÀ THÍCH – KÍCH LÀ SƯỚNG

Xin trân trọng cảm ơn các Quý khách hàng cùng toàn thể kỹ sư đồng nghiệp đã ủng hộ công ty Cổ phần Giá Xây Dựng và phần mềm Dự toán GXD trong nhiều năm qua.

Để đáp ứng nhu cầu thiết yếu về một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho công việc, GXD JSC đã nghiên cứu và phát triển phiên bản Dự toán GXD 10. Với hàng loạt tính năng mới cùng vô số tiện ích nổi bật, giờ đây công việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng đơn giản và chuyên nghiệp hơn bao giờ hết.

Ưu việt của phần mềm Dự toán GXD 10

- Lập dự toán theo hướng dẫn của Nghị định 32/2015/NĐ-CP và dự thảo hướng dẫn Nghị định 32/2015/NĐ-CP của chính phủ.

- Liên tục cập nhật nhanh chóng và chính xác các văn bản hướng dẫn của Nhà nước.

- Dữ liệu đầu vào đầy đủ và chính xác. Tùy ý chỉnh sửa và lưu trữ kế thừa.

- Tra cứu, tìm kiếm bằng phương pháp sử dụng “từ khóa” mã hiệu, tên công việc đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả.

- Tự động tra cứu giá vật liệu từ các Công bố giá của địa phương hoặc từ các Báo giá do Bộ Công Thương phát hành.

- Tích hợp Đơn giá tổng hợp, người dùng có thể tùy biến lập Dự toán và Dự thầu.

- Tính năng thẩm tra – thẩm định theo phương pháp hoàn toàn mới. Tùy chọn xuất báo cáo thẩm tra theo mẫu. Tiết kiệm thời gian tăng hiệu quả lao động.

- Phát triển tính năng In ấn tiện lợi. Hỗ trợ xem trước, sắp xếp hồ sơ dự toán và in ấn hàng loạt… Có thể thay thế hoàn toàn tính năng Print trong Microsoft.

Chi tiết tính năng của phần mềm Dự toán – Dự thầu GXD:

... LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG – LẮP ĐẶT THIẾT BỊ

1. Lập bảng Dự toán – bảng Tiên lượng

2. Lập bảng Phân tích đơn giá – bảng Phân tích vật tư

3. Lập bảng Đơn giá tổng hợp

4. Lập bảng Tổng hợp vật tư – bảng Giá vật tư

5. Lập bảng Giá vật liệu hiện trường

6. Lập bảng Đơn giá nhân công

7. Lập bảng Giá ca máy

8. Lập bảng chi phí đào tạo – chuyển giao công nghệ/ bảng Dự toán chi phí mua sắm thiết bị (Phần thiết bị)

... LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DỰ ÁN, CHI PHÍ TƯ VẤN, CHI PHÍ DỰ PHÒNG VÀ CHI PHÍ KHÁC

1. Tính chi phí quản lý dự án

2. Tính chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

3. Tính chi phí khác

4. Tính chi phí dự phòng

... LẬP DỰ TOÁN GÓI THẦU XÂY DỰNG

1. Lập Dự toán gói thầu thi công xây dựng

2. Lập Dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình

... THẨM TRA – THẨM ĐỊNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG

1. Kiểm tra tất cả các bảng tính và đưa ra sự sai khác

2. Tự động xuất ra báo cáo thẩm định/ thẩm tra
bảng tổng hợp đầy đủ 6 khoản mục chi phí 
bảng tra cứu mã hiệu 
dữ liệu update nhanh chóng 
đầy đủ thông tin của tập dữ liệu đơn giá sử dụng
Giao diện excell thuận tiện thao tác 
Hỗ trợ in ấn thông tin 
lựa chọn lập dự toán 
Menu trợ giúp
Menu tính chi phí 
Menu tiện ích 
Nhiều tiện ích nâng cao 
Tiện ích tra cứu dữ liệu 
Tiệc ích tra cứu văn bản 
Tiện ích trả giá vật liệu 
Tính chi phí hạng mục chung 
Thẩm tra xuất báo cáo 
Tra cứu chi phí tư vấn 


TÀI LIỆU : 























Phần mềm GXD

Phần mềm GXD  PHẦN MỀM GXD








Khóa cứng khác gì so với khóa mềm GXD?

Có nhiều bạn không hiểu khóa cứng với khóa mềm là gì, bài này cung cấp 1 vài thông tin giúp bạn lựa chọn.
Khóa cứngKhóa mềm
- Khóa cứng giống như 1 USB cắm vào máy tính để chạy phần mềm. Nếu bạn không cắm vào, phần mềm sẽ nhắc bạn cắm khóa cứng vào để chạy phần mềm. Nhiều người còn gọi là khóa cứng USB. Giống thuê bao điện thoại trả sau.- Khóa mềm là một dãy mã được gửi qua email, in ra giấy hoặc gửi qua tin nhắn cho bạn. Giống bại cài Windows, Office, AutoCad khi cài phần mềm bạn phải nhập 1 dãy mã. Giống mua thẻ cào điện thoại nhập dãy mã để nạp tiền. Mỉm cười
- Khóa cứng không giới hạn thời gian sử dụng. Bạn dùng đến khi nào hỏng hoặc đánh mất giống như bạn sử dụng USB. Nhớ bảo quản cẩn thận, bởi khóa cứng rất nhỏ xinh và hấp dẫn, dễ bị "táy máy" Mỉm cười- Khóa mềm thường có thời gian sử dụng 1 năm. Bạn cũng có thể đặt gói 2 năm, 3 năm. Hạn dùng tính kể từ khi bạn kích hoạt. Nếu dùng 1 năm thì hết 365 ngày nếu bạn cần sử dụng tiếp thì gia hạn, nộp phí sử dụng tiếp.
- Bạn đưa khóa cứng cắm vào cổng USB của máy tính nào, cài phần mềm, thì chạy phần mềm có thể chạy được ở máy đó. Coi như không giới hạn số lượng máy sử dụng. 1 phòng có thể cho nhau mượn khóa.- Bạn nhập khóa mềm khi cài phần mềm. Khóa mềm đi liền luôn với máy tính cài phần mềm. Cài vào máy nào thì chỉ sử dụng ở máy đó. Muốn mượn phần mềm thì cần mượn luôn cả máy tính. Nụ hôn
- Cả phòng có thể dùng chung khóa cứng. Không phải ai lúc nào cũng dùng phần mềm dự toán. Do đó ai cần thì rút ra cắm vào máy mình để dùng.- Phù hợp với 1 người dùng, cài luôn vào máy tính cá nhân (laptop hay PC) của mình để dung. Nếu muốn cho mượn phần mềm dự toán phải cho mượn cả máy tính.
  
Khóa cứng hay khóa mềm chỉ khác nhau ở 1 số điểm trên, còn lại các tính năng phần mềm, dữ liệu và kết quả dự toán là như nhau. Không giới hạn tính năng nào giữa khóa cứng và khóa mềm.
Hình ảnh khóa cứng và hộp chứa các phần mềm GXD. Khóa cứng này và hộp chứa sẽ gửi tới bạn qua bưu điện nếu bạn ở xa hoặc do nhân viên GXD chuyển đến.
Khóa cứng phần mềm GXD



BIẾT THÊM CHI TIẾT TẠI ĐÂY

Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/05/2016 của Bộ Kế hoạch đầu tư về đào tạo và sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu

11952747_958202320910412_2846238723003988685_o
Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT ngày 05/05/2016 của Bộ Kế hoạch đầu tư về đào tạo, bồi dưỡng và sát hạch cấp chứng chỉ đấu thầu.
Về Đào tạo và cấp chứng chỉ hành nghề Đấu thầu thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT và có 2 mốc chú ý:
+ 1/1/2017 bắt đầu tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đấu thầu.
+ 1/1/2018 các cá nhân thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, tư vấn đấu thầu, ban QLDA chuyên nghiệp, đơn vị mua sắm tập trung khi tham gia hoạt động đấu thầu bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề đấu thầu.
Thông tư số 03/2016/TT-BKHĐT có hiệu lực từ 1/7/2016.
————————————
Cấp chứng chỉ Đấu thầu cơ bản:
+ Chứng chỉ đào tạo Đấu thầu cơ bản đối với Lựa chọn nhà thầu
Chứng chỉ đào tạo Đấu thầu cơ bản đối với Lựa chọn nhà đầu tư
Cấp chứng chỉ Hành nghề hoạt động đấu thầu.
+ Chứng chỉ hoạt động đấu thầu tư vấn
+ Chứng chỉ hoạt động đấu thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, Phi tư vấn
Liên hệ tư vấn: Ms.Thu Phương 0902 660 578 - 0976 598 167 
Công ty Cổ phần Giá Xây Dựng
Địa chỉ: Số 2A, Ngõ 55 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội
64/1E , Đường D3 , Phường 25 , Quận Bình Thạnh , TP HCM 
Email:Thuphuonggiaxaydunghcm@gmail.com 

Thống kê, tính tiên lượng cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép với Dự toán GXD - bài 2

Gửi tới bạn đọc video hướng dẫn Thống kê, tính tiên lượng cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép sử dụng phần mềm Dự toán GXD.
Chúc bạn gặt hái được nhiều kiến thức.

Thống kê, tính tiên lượng cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép với Dự toán GXD - bài 1


0

Thống kê, tính tiên lượng cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép với Dự toán GXD - bài 1

Trong bài 1 này tôi hướng dẫn bạn vấn đề sau:
– Tính tiên lượng cho kết cấu BTCT
– Tính năng thống kê cốt thép trong phần mềm Dự toán GXD đơn giản, hiệu quả
– Khối lượng mối nối cốt thép có tính không? Có trừ cốt thép trong bê tông không?
– Tra mã cho công tác cốt thép
– Đọc bản vẽ kết cấu BTCT
– Một số nội dung liên quan định mức, đơn giá công tác cốt thép
– Một số sai sót thường gặp để tránh.
Các bạn ôn lại bài, vận dụng vào thực tế để công việc tốt hơn nhé.

Chúc các bạn thành công ! 

THƠ HAY XUNG QUANH VÊ ĐỜI XÂY DỰNG

Em đã trót yêu anh ...chàng trai xây dựng
Như giữa lưng chừng giàn dáo chênh vênh
Dù đôi lúc có bấp bênh chao đảo
Vẫn tự haò nâng bước công trình cao
Em trót yêu anh dẫu biết rằng khókhăn vì xa cách
Nhưng thật lòng em đã trót yêu anh
Người ta bảo: Đời xây dựng toàn Bê tông cốt thép
Nhưng bên người toàn mật ngọt lời hoa
Ai đã mang cả thế giới đi qua
Để dựng nên những tầm cao mới
Trước sự chênh vênh của đời xuôi ngược
Chính là anh - Đời Xây dựng của đời em!!
Ai đã xây nên những cái nhìn cao ngất
Còn với em là mật ngọt -nối con tim
Anh đã tìm những nhành hoa đẹp nhất
Giữa cuộc đời sóng gió bão tràn tuôn
Em đã trót yêu anh dẫu biết rằng anh- Chàng trai xây dựng
Đứng lưng chừng như bong bóng cuộc đời em
Có đôi lúc xem tình em như trò con nít
Nhưng một tấm lòng son chẳng thể có 2 tim
Em đã tìm anh giữa vô danh đời tuôn chảy
Với tháng ngày hóa đá -đợi -tìm anh
Và con tim vẫn im lìm thương nhớ
Đợi chờ người như mong ngóng một tầm cao
Đã bao giờ anh hỏi tại sao
Đời lại có những con tim khờ dại
Vốn không fải là chênh vênh dễ dãi
Tại cuộc đời dài mà em chỉ có anh thôi!!
Em đã biết yêu anh là xa cách
Là cuộc đời đang thử thách tình em
Nhưng anh ơi!!Cuộc đời em là chờ đợi
Là rối bời năm tháng vẫn thủy chung
Dẫu biết rằng xa cách nhau là đương đầu cùng sóng gió
Nhưng trọn cuộc tình em đã lỡ yêu anh
Dù có mong manh ,chông chênh như dàn giáo








Cách đọc bản vẽ Xây Dựng 0902 660 578 - 0976 598 167


Để đọc được bản vẽ xây dựng (BVXD), đầu tiên các bạn cần hiểu rõ thế nào là bản vẽ xây dựng cũng như các khái niệm về các loại bản vẽ xây dựng phối hợp với nhau như thế nào trong một công trình, từ đó có khái niệm tổng quát về bản vẽ xây dựng để có thể đọc được bản vẽ xây dựng.

1. Thế nào là bản vẽ xây dựng?

+ Là bản vẽ kỹ thuật (BVKT) được ứng dụng trong các công trình xây dựng.
+ Người thi công căn cứ vào bản vẽ để xây dựng công trình.
VD: Xây dựng nhà cửa, cầu đường, bến cảng .

2. Ưu điểm khi sử dụng BVXD trong quá trình xây dựng?

+ Thống nhất giữa người thiết kế và người thi công.
+ Đảm bảo tính chính xác.
+ Năng suất cao, giá thành hạ.

3. Có những loại bản vẽ nào trong giai đoạn thiết kế sơ bộ ngôi nhà?

+ Mặt bằng tổng thể.
+ Mặt bằng.
+ Mặt đứng.
+ Mặt cắt.
a. Mặt bằng tổng thể:
Là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.
Thể hiện vị trí các công trình với hệ thống đường đi cây xanh .
Sự quy hoạch của khu đất.
Có mũi tên chỉ hướng bắc để định hướng.
b. Mặt bằng:
Là hình cắt bằng của ngôi nhà.
Mặt phẳng cắt đi qua cửa sổ.
Không biểu diễn phần khuất.
Thể hiện vị trí kích thước của tường, vách ngăn cầu thang .
Cách bố trí các phòng, thết bị, đồ đạc.
Có từng mặt cắt riêng từng tầng.
c. Mặt đứng:
Là hình chiếu vuông góc của ngôi nhà.
Có thể là hình chiếu đứng hoặc hình chiếu cạnh của ngôi nhà.
Không thể hiện phần khuất.
Thể hiện hình dáng, sự cân đối và vẻ đẹp bên ngoài của ngôi nhà.
d. Mặt cắt:
Là hình cắt tạo bởi mặt phẳng cắt song song với một mặt đứng của ngôi nhà.
Thể hiện kết cấu của các bộ phận ngôi nhà.
Kích thước của cửa đi, cửa sổ.
Kích thước của cầu thang, tường, sàn, mái, móng .
Kích thước của căc tầng
Ngôn ngữ bản vẽ là loại ngôn ngữ thiết kế được sử dụng đồng loạt trên thế giới. Ngay cả khi không cùng ngôn ngữ nói, nhưng khi nhìn vào bản vẽ, hầu hết kiến trúc sư trên thế giới đều hiểu ý nghĩa của bản vẽ như nhau. Vì vậy, tôi xin nói ngắn gọn và tóm lược ý chính cũng như những ký hiệu trên bản vẽ để gia chủ có thể hiểu được.
Trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, kiến trúc sư sẽ làm việc và trình bày với chủ nhà các phần bản vẽ sau để đi đến thống nhất ý tưởng xây dựng nhà:
Bản vẽ mặt bằng các tầng
Mặt bằng là hình chiếu của 1 tầng ngôi nhà lên mặt phẳng (phần này thường cao 1m so với cao độ tầng nhà đó). Phần mặt bằng dùng để bố trí các vật dụng và chia vùng các phòng, lối đi lại được bố trí trong phạm vi 1 tầng của ngôi nhà.
Ví dụ, mặt bằng tầng trệt là bản vẽ nhìn từ trên xuống bố trí các phòng và vật dụng trong tầng trệt của ngôi nhà. Nét vẽ dày là thể hiện tường, nét mỏng tùy theo cách vẽ thể hiện cho cầu thang lên, bậc tam cấp hoặc cửa, hình tròn có kí hiệu số bên trong là các trục, hình vuông nhỏ đi chung với nét tường là thể hiện các cột.
Bản vẽ các mặt đứng
Mặt đứng là bản vẽ nhìn vuông góc với công trình. Nhìn tổng thể theo góc độ thẳng đứng ta thấy được chiều cao, vật tư một cách chi tiết, cửa đi, cửa sổ, ban công, mái nhà. Tính thẩm mỹ của ngôi nhà qua cách bố trí cây xanh, bồn hoa, vị trí ốp gạch, hoa văn…
4 (1)
Là bản vẽ nhìn từ trên xuống cắt ngang qua ngôi nhà (vuông góc thẳng đứng với mặt đất). Mặt cắt thể hiện được không gian bên trong nhà, chiều cao nhà, số tầng, chiều cao các tầng, các ô cửa, kích thước tường, độ cao dầm, độ dày sàn, cấu tạo vì kèo, sàn mái, cầu thang, vị trí hình dáng chi tiết kiến trúc bên trong các phòng.

BỘ GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG FULL - 0902 660 578 - 0976 598 167


BỘ GIÁO TRÌNH XÂY DỰNG CẦU ĐƯỜNG FULL
vẽ kĩ thuật
sức bền vậy liệu 1
giáo trình sức bền vật liệu 2  
địa chất công trình
cơ học kết cấu
giáo trình vậy liệu xây dựng
cơ học đất
trắc địa đại cương
giáo trình thủy lực công trình
giáo văn công trình
nền móng
Thiết kế đường ô tô 1
Thiết kế đường ô tô 2
Thiết kế đường ô tô 3
Thiết kế đường ô tô 4
Thiết kế đường cao tốc
đàn hồi ứng dụng
bài giảng môi trường trong xây dựng
AN TOÀN LAO ĐỘNG
KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
Quản lý dự án
Bài giảng Mố trụ cầu
xây dựng mặt đường ô tô
Thi công cầu
Khai thác kiểm định sữa chữa tăng cường cầu
công nghệ thi công đường
chuyên đề nền đất yếu
Thiết kế đường thành phố
Tự động hóa thiết kế cầu đường
Máy xây dựng
giáo trình tổ chức thi công
xây dựng nền đường
giáo trình thiết kế cầu
CÒN TIẾP .... 

Kinh nghiệm Đo bóc khối lượng và lập Dự toán

KINH NGHIỆM BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN
(Download tài liệu full theo file đính kèm)
*** 1/ Bóc phần bê tông không trừ thép hay dây buộc chiếm chỗ
Điều này nhiều người biết nhưng cũng có những người không biết quy ước ở đâu. Xin thưa được quy định tại mục 3.3 phần II trong Quyết định 788/2010/BXD về việc công bố hướng dẫn việc đo bóc khối lượng công trình.
Tuy nhiên khi lập hồ sơ thanh quyết toán mọi người cũng cần chú ý: Vì là không trừ thép chiếm chỗ nên nhiều khi khối lượng vữa bê tông trong thực tế dùng ít hơn rất nhiều, ví dụ: 1000m3 bê tông đáng ra phải dùng hết 1015m3 khối vữa (đổ bằng bơm), tuy nhiên thực tế đi mua vữa chỉ mua có 990m3 chẳng hạn. Điều này ko ổn nếu bạn xuất trình hóa đơn chứng từ khi quyết toán, nguyên tắc hóa đơn vẫn phải ghi đủ 1015 m3.
*** 2/ Bóc bê tông phải trừđi các khe co giãn, lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có thể tích > 0,1m3.
Điều này cũng quy định tại Mục 3.3 phần II – QĐ788 – BXD
Mọi người đọc câu này có thể sẽ suy nghĩ ngay: với khối lượng các khe, lỗ trên bề mặt có thể tích <= 0,1m3 thì không phải trừ.
Tuy nhiên không hẳn như thế, điều này có nghĩa bạn không trừ thì cũng không sai, nhưng nếu Chủ đầu tư yêu cầu phải trừ đi thì vẫn trừ bình thường. Vì chỉ nói phải trừ khi thể tích >0,1m3 chứ không nói là <0,1m3 thì“không trừ” như trường hợp thép như trên .
***3/ Bóc cốp pha phải trừđi đi các phải trừ các khe co giãn, các lỗ rỗng trên bề mặt kết cấu bê tông có diện tích > 1m2
Điều này quy định tại Mục 3.4 phần II – QĐ788 – BXD
Nhiều bạn có thể nghĩ dưới 1m2 không phải trừ, tuy nhiên cũng như trường hợp bóc bê tông thì việc dưới 1m2 Chủ đầu tư vẫn có thể yêu cầu nhà thầu trừ là bình thường. Nhưng xin lưu ý: không trừ thì không tính cốp pha thành, nhưng đã trừ thì lại phải tính cốp pha thành.
Tương tự ở mục 3.10- Phần II cũng quy định với công tác hoàn thiện, nếu các khe co giãn hay lỗ rỗng có diện tích bề mặt >0,5m2 thì phải trừ. Nếu <=0,5m2 thì bạn có thể trừ hoặc không trừ vào bản tính toán.
***4/ Bóc cốp pha cột, cọc vuông BTCT đúc sẵn tính 2 mặt hay 3 mặt?
Có một số đơn vị kiểm toán khi kiểm tra việc bóc tách công tác ván khuôn cột hay cọc btct đúc sẵn thường tính chỉ có hai mặt, họ lý luận, do định nghĩa, diện tích ván khuôn là phần diện tích ván có tiếp xúc với bê tông (quy định tại QĐ 788- BXD).
Tuy nhiên việc này là không đúng, nếu như chỉ tính hai mặt thì nhà thầu cần được tính chi phí để làm bãi đúc, tức muốn đúc được cọc thì cần phải có bãi đúc và đó là một phần chi phí để có được cọc bê tông. Như vậy tính ván khuôn cột, cọc vuông BTCT 3 mặt là phù hợp.
***5/ Bóc tách không chia chiều cao công trình
Trước đây, khi bóc tách người ta đã chia chiều cao công trình thành các mức <4m, từ 4- 16m, từ 16- 50m và >50m để bóc các công việc. Thực ra việc này không đúng. Chiều cao quy định trong Định mức được Viện kinh tế Bộ xây dựng xác nhận là chiều cao công trình, và khi bóc tách, nếu chiều cao công trình ở mức nào thì bóc các mã hiệu ứng với chiều cao đó.
Ví dụ: Tòa nhà cao 20 tầng có chiều cao 70m thì toàn bộ các mã hiệu công việc sẽ > 50m. Mới đây trong Định mức 1091, Bộ xây dựng cũng đã một lần nữa nhắc lại “chiều cao quy định trong ĐM là chiều cao công trình”.
***6/ Phần giao nhau tính vào cấu kiện nào? Ví dụ: Dầm và cột, bê tông hay ván khuôn được tính vào phần nào?
Thực ra không có một quy định nào về việc phần giao nhau giữa các kết cấu được tính vào kết cấu nào. Vì vậy việc bóc vào đâu phụ thuộc vào quyết định của người thực hiện đo bóc. Tuy nhiên thường tâm lý của người lập dự toán thì tính vào đâu thuận lợi và nhanh nhất sẽ tính vào đó, tâm lý của người thi công thì tính vào đâu có lợi hơn dù trên thực tế khối lượng này không quá nhiều. Xin đưa ra một ví dụ so sánh để mọi người tham khảo:
– Bê tông cột sẽ cao hơn bê tông dầm (đến hàng chục nghìn 1m3)
– Tuy nhiên ván khuôn dầm lại cao hơn ván khuôn cột (mấy nghìn 1m2)
[IMG]
***7/ Phần ép cọc bê tông
Phân biệt ép cọc trước và ép cọc sau:
1/ Phạm vi sử dụng biện pháp:
– Ép Trước: thường là các công trình thi công mới, cọc ép cóđường kính phổ biến từ 20×20 đến 40×40 (thường là 25×25 và 30×30)
– Ép sau: thường là khi cải tạo, sửa chữa móng công trình, cọc ép chỉ tối đa 25×25 (thường là 15×15, 20×20, 22×22)
2/ Công nghệ máy ép:
– Ép Trước: dùng các đối trọng chất tải, máy ép có chiều cao 4- 5m
– Ép sau: dùng máy ép kích thủy lực + giá đỡ
3/ Đặc điểm từng biện pháp:
– Ép Trước: ép nhanh, chiều sâu cọc là lớn, cọc có kích thước lớn, tải trọng ép do đó lớn. Máy thi công ép cọc sau không thể ép với công trình đã thi công nay cần sửa chữa, vì kích thước đồ sộ của máy kèm theo một lượng tải bê tông đúc sẵn phục vụép. Nhân công ép cọc trước chủ yếu là phục vụ việc cẩu cọc vào vị trí, điều chỉnh cọc vào vị tríép.
– Ép sau: ép chậm, phải có cọc dẫn, kích thước cọc ngắn và nhỏ, tải trọng ép không lớn. Máy chỉ là kích và giàn giá đỡ gọn nhẹ nên phù hợp với công trình mang tính chất sửa chữa, gia cố. Nhân công ép cọc trước chủ yếu là phục vụ việc vận chuyển cọc thủ công, đưa cọc vào vị trí, điều chỉnh cọc vào vị tríép (công nhiều hơn ép cọc trước)
– Về quy trình và nghiệm thu công tác ép cọc bạn có thể tham khảo bộ TCVN – TCXD
***8/ Dự toán cho công tác đóng ép cọc***
Đểép hay đóng 100m cọc, người ta phải dùng 101m. Với đóng cọc thì tốn thêm 1,5 % VL khác và ép cọc thì con số này là 1%, con số VL Khác tùy theo từng ĐM bạn nhé.
Tuy nhiên khi lập dự toán ép cọc, người ta thường bỏ VL cọc ra ngoài dự toán, có nghĩa làđể tách riêng thành dự toán đúc cọc hoặc mã hiệu TT (Mua cọc), mà hao hụt theo đm ở trên, là 1% VL cọc tức phải nhân 1,01, còn VL khác cũng phải được tính chứ? Vậy là Mua cọc hay Đúc cọc đều phải tính 1% VL khác!
Trong quá trình ép cọc, khi ép cọc tới đoạn cuối cùng, ta phải có biện pháp đưa đầu cọc xuống một cốt âm nào đó so với cốt tự nhiên. Có thể dùng 2 phương pháp
1/ Phương pháp 1: Dùng cọc phụ
• Dùng một cọc BTCT phụ có chiều dài lớn hơn chiều cao từ đỉnh ọc trong đài đến mặt đất tự nhiên một đoạn (1 – 1,5m) để ép hạ đầu cọc xuống cao trình cốt âm cần thiết.
• Thao tác: Khi ép tới đoạn cuối cùng, ta hàn nối tiếp một đoạn cọc phụ dài ≥ 2,5m lên đầu cọc, đánh dấu lên thân cọc phụ chiều sâu cần ép xuống để khi ép các đầu cọc sẽ tương đối đều nhau, không xảy ra tình trạng nhấp nhô không bằng nhau, giúp thi công đập đầu cọc và liên kết với đài thuận lợi hơn. Để xác định độ sâu này cần dùng máy kinh vĩ đặt lên mặt trên của dầm thép chữ I để xác định cao trình thực tế của dầm thép với cốt ±0,00, tính toán để xác định được chiều sâu cần ép và đánh dấu lên thân cọc phụ (chiều sâu này thay đổi theo từng vị trí mặt đất của đài mà ta đặt dầm thép của máy ép cọc). Tiến hành thi công cọc phụ nhưng cọc chính tới chiều sâu đã vạch sẵn trên thân cọc phụ
• Ưu điểm: không phải dùng cọc ép âm nhưng phải chế tạo thê số mét dài cọc BTCT làm cọc dẫn, thi công xong sẽ đập đi gây tốn kém, hiệu quả kinh tế không cao.
2/ Phương pháp 2: Phương pháp ép âm
• Phương pháp này dùng một đoạn cọc dãn để ép cọc xuống cốt âm thiết kế sau đó lại rút cọc dẫn lên ép cho cọc khác, cấu tạo cọc ép âm do cán bộ thi công thiết kế và chế tạo.
• Cọc ép âm có thể là bằng BTCT hoặc thép
• Vì hành trình của pitông máy ép chỉép được cách mặt đất tự nhiên khoảng 0,6 – 0,7m, do vậy chiều dài cọc được lấy từ cao trình đỉnh cọc trong đài đến mặt đất tự nhiên cộng thâm một đoạn 0,7m là hành trình pitông như trên, có thể lấy ra thêm 0,5m nữa giúp thao tác ép dễ dàng hơn.
• Ưu điểm: Không phải dùng cọc phụ BTCT, hiệu quả kinh tế cao hơn, cọc dẫn lúc này trở thành cọc công cụ trong việc hạ cọc xuống cốt âm thiết kế.
• Nhược điểm: thao tác với cọc dẫn phải thận trọng tránh làm nghiêng đầu cọc chính vì cọc dẫn chỉ liên kết khớp tạm thời với đầu cọc chính (chụp mũ đầu cọc lên đầu cọc). Việc thi công những công trình có tầng hầm, độ sâu đáy đài lớn hơn thi công dẫn khó hơn, khi ép xong rút cọc lên khó khăn hơn, nhiều trường hợp cọc ép chính bị nghiêng.