Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

NGUYÊN TẮC VÀNG CHO KỸ SƯ XÂY DỰNG

Hình ảnh có liên quan
Đã là dân xây dựng bạn nên nắm bắt những nguyên tắc cụ thể để đưa ra những sản phẩm xây dựng công trình thật chất lượng và độc đáo. Dưới đây là một trong những chuỗi nguyên tắc bạn cần phải nắm rõ.

nguyen tac ky su xay dung
Nguyên tắc thứ nhất là người kỹ sư cần phải biết lập hồ sơ thanh quyết toán xây dựng.
Lập hồ sơ dự thầu rồi, đi đấu thầu, trúng thầu, làm dự toán công trình đến giai đoạn cuối thanh quyết toán là của bạn mà người kỹ sư cần biết.
Các công việc của hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh.
Các mẫu biểu và quy trình thực hiện mà kỹ sư phải tuân thủ theo:
Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước.
Thông tư 09/2011/TT-BXD ngày 28/06/2011 của Bộ Xây dựng hướng dẫn mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình.
Thông tư số 19/2011/TT-BCT ngày 14/2/2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.
Ngoài ra người kỹ sư xây dựng còn có các kỹ năng ngoại giao, hợp tác có thể sáng tạo thiết kế kiến trúc và cập nhật những mẫu thiết kế hay công trình kiến trúc mới của thế giới cũng như trau dồi kiến thức chuyên môn nghiên cứu nước ngoài để nâng tầm cũng như khẳng định vị thế của mình.
- Nguyên tắc thứ hai là người kỹ sư xây dựng cần phải biết bóc tách dự toán một cách chuẩn xác nhất.
Kết quả hình ảnh cho thành công có nhiều tiền
Việc bóc tách dự toán rất quan trọng với một người kỹ sư xây dựng kỹ thuật. Nếu bạn không biết bóc tách dự toán thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công việc hay trong quá trình chỉ đạo thi công. Bạn cần biết được ngày hôm nay, tháng tới làm những viêc gì, khối lượng bao nhiêu, cần ứng bao nhiêu vốn và cần chở về công trường bao nhiêu nguyên, vật liệu thật là dở nếu như chủ đầu tư các biệt thự, khách sạn hay những công trình dân dụng hỏi bạn mác bê tông 200 tương đương cấp độ bền B15 thì cần bao nhiêu xi măng, cát, đá mà bạn lúng túng thì chuyên môn bạn có vấn đề.
- Nguyên tắc thứ ba là người kỹ sư xây dựng cần phải biết sử dụng máy tính một cách thành thạo.
Kết quả hình ảnh cho thành công có nhiều tiền
Trong thời đại công nghệ thông tin phổ biến như hiện nay mà bạn không biết dùng máy tính thì đúng là nên xem xét. Nhưng hầu như ít người biết đầu tư thời gian vào học những kỹ năng phục vụ cho công việc sau này. Ngoài thời gian dùng máy làm đồ án phục vụ thiết kế kiến trúc công trình thì còn lại là đa số dùng vào mục đích giải trí.. rất lãng phí. Nếu một ngày bạn có thể dành khoảng 30 phút đến 1 giờ để học đánh máy 10 ngón, để tập lập dự toán và sử dụng các phần mềm chuyên ngành như AutoCAD, Dự toán GXD, Dự thầu GXD, 3Dmax, Quyết toán GXD..thì khi thi công chỉ đạo giám sát các công trình kiến trúc một cách dễ dàng nhất.
Ngoài ra, Với đặc trưng của kỹ thuật thi công đòi hỏi kỹ sư xây dựng gỏi phải biết phần mềm đồ họa, photoshop. Vẽ là công việc bắt buộc của người KTS thiết kế kiến trúc kỹ thuật, đã qua rồi cái thời dùng bút chì vẽ tay hay cặm cụi gù lưng bên bàn vẽ. Hiện này công nghệ phát triển và việc kỹ sư xây dựng biết vẽ hay sử dụng Autocad là một yêu cầu bắt buộc và lợi thế. Ấy vậy mà rất nhiều bạn học trung học chuyên nghiệp ra trường xong lại …không hề biết AutoCAD là cái gì khi được hỏi.
Nguyên tắc thứ tư là người kỹ sư xây dựng cần phải có sự hòa hợp và thống nhất với kiến trúc sư
Thiết kế kiến trúc chiếm phần lớn khối lượng công việc trong thiết kế nhà đẹp. Kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng phải hòa hợp thống nhất để hiện thực hóa ý tưởng của mình và mong muốn của chủ nhà lên tác phẩm kiến trúc, thiết kế nhà phố đẹp giúp chủ nhà có cái nhìn trực quan hơn về căn nhà của mình sắp triển khai. Kỹ sư xây dựng có thể thể ước chừng được số lượng vật liệu, tài cính cũng như thời gian thi công theo lời trấn an của một số nhà thầu. Vì vậy trước khi lên kế hoạch xây dựng thi công nhà đẹp hãy chọn thật kỹ người KTS và kỹ sư giỏi để giúp bạn cụ thể hóa kế hoạch xây nhà, con số vật liệu, thời gian thi công.. và từ đó tính ra số tiền cần chuẩn bị.
Công việc của người kỹ sư xây dựng giỏi nhìn chung là vất vả từ khâu tính toán, đo đạc, thiết kế đến thi công. Khi triển khai thi công xây dựng các công trình lớn như thiết kế khách sạn, thi công biệt thự nhà phố bao người kỹ sư cần hướng dẫn nhà thầu thực hiện toàn bộ hay một số loại công việc như đọc hiểu bản vẽ thiết kế kiến trúc tính toán khối lượng phải làm, lập bản vẽ chi tiết, hướng dẫn công nhân thực hiện, lập bản vẽ hoàn công khi làm xong, công tác trắc đạc cho thợ đào – đắp đất, đóng – ép cọc, thợ bê tông, cốt thép, ván khuôn, hồ nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh. Thiết kế nội thất lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt, kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng xây dựng sâu sát công trình.
Nhiều kỹ sư xây dựng rất tâm đắc một câu nói của Arsimet “Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nâng bổng quả đất lên”. hay các lời thơ ca từ mộc mạc: Đời kỹ sư toàn bê tông cốt thép-Nhưng bên người toàn mật ngọt lời hoa-Ai đã mang cả thế giới đi qua- Để dựng nên những tầm cao mới-Trước sự chênh vênh của đời xuôi ngược-Chính là anh, đời Xây dựng của đời em. Vậy với một kỹ sư xây dựng- một cán bộ kỹ thuật thì yêu cầu bạn phải biết những gì để làm việc? Dưới đây là 5 nguyên tắc vàng mà người kỹ sư xây dựng cần biết trong xu thế mới hiện nay.
  • Công việc của người kỹ sư xây dựng giỏi nhìn chung là vất vả từ khâu tính toán, đo đạc, thiết kế đến thi công. Khi triển khai thi công xây dựng các công trình lớn như thiết kế khách sạn, thi công biệt thự nhà phố bao người kỹ sư cần hướng dẫn nhà thầu thực hiện toàn bộ hay một số loại công việc như đọc hiểu bản vẽ thiết kế kiến trúc tính toán khối lượng phải làm, lập bản vẽ chi tiết, hướng dẫn công nhân thực hiện, lập bản vẽ hoàn công khi làm xong, công tác trắc đạc cho thợ đào – đắp đất, đóng – ép cọc, thợ bê tông, cốt thép, ván khuôn, hồ nề, mộc, chống thấm, sơn, lắp đặt hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt và thiết bị vệ sinh. Thiết kế nội thất lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt, kỹ sư giám sát thi công, chỉ huy trưởng xây dựng sâu sát công trình.
  • Nhiều kỹ sư xây dựng rất tâm đắc một câu nói của Arsimet “Hãy cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nâng bổng quả đất lên”. hay các lời thơ ca từ mộc mạc: Đời kỹ sư toàn bê tông cốt thép-Nhưng bên người toàn mật ngọt lời hoa-Ai đã mang cả thế giới đi qua- Để dựng nên những tầm cao mới-Trước sự chênh vênh của đời xuôi ngược-Chính là anh, đời Xây dựng của đời em. Vậy với một kỹ sư xây dựng- một cán bộ kỹ thuật thì yêu cầu bạn phải biết những gì để làm việc? Dưới đây là 5 nguyên tắc vàng mà người kỹ sư xây dựng cần biết trong xu thế mới hiện nay.
  • Kết quả hình ảnh cho thành công có nhiều tiền
  • Nguyên tắc thứ 5, và cũng là nguyên tắc mà bất kỳ một kỹ sư xây dựng nào cũng đều phải nắm bắt thật chắc chắn để trở thành một kỹ sư giỏi, hy vọng qua những phần nguyên tắc trên các kỹ sư của chúng ta đã thêm một chút kinh nghiệm trong quá trình thực hành công việc của mình.
  • Nguyên tắc thứ năm là người kỹ sư cần phải biết bóc tách, lập dự toán cũng như cần đọc hiểu bản vẽ thiết kế hướng dẫn công nhân thực hiện và khắc phục các công tác trắc đạc khác.
    Ngôn ngữ giao tiếp của những người làm xây dựng nói riêng và của anh em kỹ thuật nói chung là bản vẽ. Kỹ sư thiết kế, kiến trúc sư thể hiện những ý tưởng, đồ án thiết kế kiến trúc của mình bằng các bản vẽ còn nhiệm vụ của người cán bộ kỹ thuật là triển khai ý tưởng, đồ án thiết kế đó ra thực tế, thành hiện thực. Do đó, việc bạn biết đọc bản vẽ là một yêu cầu quan trọng khi bạn đi làm.
    Kỹ sư xây dựng bắt buộc phải biết việc bóc tách tiên lượng và lập dự toán
    Công ty thi công xây dựng sẽ giúp bạn sáng tỏ điều này việc bóc tách tiên lượng và lập dự toán được tổ chức hàng tháng đều đặn. Hơn nữa, Kỹ sư xây dựng cần biết bóc tách khối lượng để làm thầu, lập hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành theo giai đoạn, quyết toán hợp đồng. Biết nhiều phần mềm hỗ trợ rất hữu ích cho bạn trong việc bóc tách dự toán. Nếu có điều kiện bạn hãy mua cho mình một bản quyền nhé. Hiện nay dự toán GXD đang được sử dụng rộng rãi và có thương hiệu lớn trên thị trường, kinh tế khó khăn nên có thể dùng bản quyền theo năm thì giá xây dựng cũng đáp ứng được nhu cầu của bạn và chỉ với 300 ngàn đồng bạn đã có phần mềm có bản quyền dự toán để yên tâm dùng cho các công trình của bạn.
    Người kỹ sư xây dựng biết lập hồ sơ dự thầu, lập giá dự thầu theo các tiêu chí và câu hỏi đặt ra như sau:
    Làm sao để tính giá dự thầu? Cách bóc tách kiểm tra khối lượng; kỹ năng tra mã hiệu công việc?
    Đọc hồ sơ mời thầu cần chú ý gì? Phân công làm hồ sơ thầu ra sao?
    Chuẩn bị hồ sơ năng lực thế nào? Báo cáo tài chính cần chuẩn bị gì?
    Đơn dự thầu, bảo lãnh dự thầu cần làm vào lúc nào?
    Làm sao để có hồ sơ dự thầu tốt nhất và có khả năng trúng thầu nhất?
    5 nguyên tắc mà Phương sưu tầm và đem lại cho các kỹ sư với mục đích phục vụ tốt hơn cho công việc của mình. Nếu các bạn thấy bài viết có ích hãy chia sẻ tới anh em trong nghành xây dựng của mình bạn nhé.
  • CHÚC MỌI NGƯỜI THÀNH CÔNG !
  • THÂN MẾN !
  • Ms . Thu Phương : Trưởng phòng đào tạo phía nam 
  • Hotline : 0902 660 578 - 0976 598 167 
  • Mail : thuphuonggiaxaydunghcm@gmail.com 

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Học dự toán ở Giá Xây Dựng như thế nào?

Học dự toán ở Giá Xây Dựng như thế nào?

Học dự toán ở Giá Xây Dựng như thế nào?

Để học nghiệp vụ xây dựng hãy liên hệ ngay Thu Phương : 0902 660 578 - 0976 598 167 
Email: thuphuonggiaxaydunghcm@gmail.com 
Hoặc đăng ký tại link: http://chungchihoatdongxaydung.com/lien-he/ 

Liên tục khai giảng các lớp:
- Đo bóc khối lượng, lập dự toán;
- Kỹ sư định giá;
- Lập giá dự thầu, thực hành phần mềm Đấu thầu GXD:
- Lập hồ sơ nghiệm thu, thực hành phần mềm QLCL GXD;
- Thanh toán khối lượng hoàn thành, quyết toán hợp đồng A-B, thực hành rhần mềm Thanh quyết toán (rất hay)
- Quản lý dự án...

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Định mức Khảo sát số 1354/QĐ-BXD thay cho định mức Khảo sát số 1779/BXD-VP của Bộ Xây dựng công bố năm 2007

Phần mềm Dự toán GXD đã có tài liệu về Định mức khảo sát mới công bố theo QĐ sô 1354/QĐ-BXD ngày 28/12/2016 của Bộ Xây dựng và đã triển khai làm dữ liệu định mức này và xây dựng đơn giá giúp 1 số địa phương.
Định mức 1354 có 1 số điểm khác so với ĐM 1779
1354 QQD CP

1354 ĐỊNH MỨC


Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ( ISO 9001:2008, 9001:2015 )

Hiện nay, không ít doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế xây dựng và theo đó đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008 – ISO 9001:2015 mới nhất.
    Hệ thống quản lý chất lượng là gì?
    Hệ thống quản lý chất lượng là hệ thống quản lý giúp định hướng và kiểm soát hoạt động của một tổ chức về mặt chất lượng. Có nhiều phương pháp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong một tổ chức tùy theo quy mô, khả năng và tình trạng của tổ chức (theo Wikipedia).
    Phổ biến hiện nay là Bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008 đã và đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng cho đơn vị mình.
     Tại sao doanh nghiệp nên làm giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng?
      Việc có trong tay chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO sẽ mang lại cho doanh nghiệp không ít thuận lợi, cụ thể như sau:
+ Tạo được thiện cảm và niềm tin cho khách hàng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình khi chúng được tạo ra bởi một hề thống quản lý khoa học, chặt chẽ và do đó tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Cắt giảm được các chi phí vận hành không cần thiết thông qua việc xem xét, phân bổ lại nguồn lực cho các quá trình cũng như thiết lập mối tương tác, hỗ trợ giữa các quá trình đó nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
+ Xây dựng niềm tin với đối tác và cải thiện mối quan hệ với nhân viên, nhà cung cấp
+ Kiểm soát rủi ro tốt hơn thông qua việc dự báo hay điều chỉnh lại mô hình hoạt động của doanh nghiệp
     Dịch vụ hỗ trợ làm giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 – ISO 9001:2015 của chúng tôi.
     Chúng tôi đã và đang triển khai, mang đến cho khách hàng gói dịch vụ tư vấn lấy chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 – ISO 9001:2015 với quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Khảo sát sơ bộ tính pháp lý của các giấy tờ mà khách hàng hiện có.
Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc làm giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng như: điều kiện cần bổ sung hoặc điều chỉnh nhằm đáp ứng được các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý của ISO, các thủ tục cần làm cũng như giấy tờ, hồ sơ cần thiết doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ,….
Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng.
     Mẫu giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng
Bước 4: Xây dựng và hoàn thiện hồ sơ đề nghị chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng cho doanh nghiệp.
Bước 5: Đại diện khách hàng đi nộp Hồ sơ tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hoặc tại trung tâm giám định và chứng nhận uy tín.
Bước 6: Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp đón đoàn thẩm định.
Bước 7: Thay mặt khách hàng nhận giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008- ISO 9001:2015 hoặc tư vấn khiếu nại từ chối cấp giấy (nếu có).



Nhằm giúp khách hàng không phải tiêu tốn nhiều thời gian và công sức trong việc chuẩn bị hồ sơ, làm các thủ tục cần thiết thì chúng tôi đã sớm triển khai dịch vụ hỗ trợ lấy chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 – ISO 9001:2015 với tiêu chí Nhanh chóng- Trọn gói- Tiết kiệm- Uy tín.

Hotline: Ms.Thu Phương : 0902 660 578 - 0976 598 167 
Mail: thuphuong@nhanvan-atld.vn

Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Thông tư số 209/2016/TT-BTC về phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở

Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng, phí thẩm định thiết kế cơ sở
Thông tư 209/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD), phí thẩm định thiết kế cơ sở (TKCS). Theo đó:
– Giữ nguyên mức thu phí thẩm định dự án ĐTXD như tại Thông tư 176/2011/TT-BTC.
– Thu phí thẩm định TKCS bằng 50% mức phí thẩm định dự án ĐTXD đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án PPP và dự án sử dụng vốn khác.
– Tổ chức thu phí nộp toàn bộ tiền thu được vào NSNN.
Riêng trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì nộp theo quy định sau:
+ Dự án sử dụng ngân sách nhà nước: cơ quan có thẩm quyền thu phí thẩm định dự án ĐTXD để lại 90% số tiền thu được và 10% nộp vào NSNN.
+ Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, dự án PPP và dự án sử dụng vốn khác: cơ quan có thẩm quyền thu phí thẩm định TKCS để lại 50% số tiền thu được và 50% nộp vào NSNN.
Thông tư 209/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
GXD sẽ cập nhật số liệu vào phần mềm Dự án GXD và phần mềm Dự toán GXD 10.5. Khi sử dụng, bạn chỉ việc tra cứu đơn giản và tính toán nội suy tự động.

Thứ Năm, 22 tháng 12, 2016

Bí quyết gặt hái thành công trong nghề xây dựng

Nghề kỹ sư xây dựng có phải uống nhiều rượu? Tân kỹ sư xây dựng cần gì khi mới ra trường? Nghề xây dựng có bạc bẽo? Lương tháng 2000$ liệu có đủ?
Bạn đang là sinh viên theo học ngành xây dựng?
Bạn đang phân vân giữa vô vàn những thắc mắc tại sao mình vẫn chưa đạt được mục tiêu cuộc đời? 
Bạn đã đi làm nhưng chưa gặt hái được những thành công như mình hằng mong muốn?
Nghề xây dựng quá bạc bẽo? Cá lẽ bạn đã chọn nhầm nghề?
Bài viết này dành cho bạn!
Hôm nay tôi muốn chia sẻ một bài viết vô cùng tâm huyết của một thành viên diễn đàn: 23 lời khuyên vô giá cho các kỹ sư xây dựng tương lai với mong muốn bạn sẽ tìm thấy một vài điều có ích cho công việc của chính bạn.
"Mỗi người đều bình đẳng khi có 24h/ngày. Ai tận dụng tốt thời gian để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm càng nhiều, càng dễ thành công."
Thỉnh thoảng tôi có tham gia giảng dạy ở một số trường Đại học và một số khoá học chuyên môn. Nhờ những trải nghiệm thú vị này mà tôi có thêm được nhiều Đệ (Đệ nhé, không phải đệ tử, vì tôi chưa đủ cơ để tự nhận mình là sư phụ). Các đệ hay hỏi tôi một câu rất thường, nhưng cũng rất khoai: “Làm xây dựng cần có những yếu tố gì để thành công?”. Tôi cũng chẳng biết trả lời thế nào cho phải, vì tôi cũng chưa phải nhân vật vĩ đại gì, vẫn là một tên lất bất nhiều hơn. Thôi thì liệt kê những cái mà tôi nghĩ dân “xi măng cát sỏi” chúng ta cần biết, cần có. Cái này, đơn thuần chỉ là liệt kê, có cái tôi đã làm được, có cái chưa, nhưng đại loại là vậy.
1. Phải biết đọc bản vẽ, lập dự toán, lập hồ sơ thầu

Cái này thì giống như làm bác sĩ phải biết dùng tai nghe, làm nông dân phải biết dùng cày cuốc vậy. Chưa vững những cái này thì đừng nói đến chuyện “hành nghề” làm gì. Mà những cái này, nhà trường chẳng dạy nhiều, nên phải tìm hiểu thêm bên ngoài nhiều vào. Cái này thực là yêu cầu sống còn đối với người làm nghề xây dựng. Tôi đã từng gặp những bạn sinh viên có bảng điểm khá đẹp, nhưng loay hoay mãi với bộ hồ sơ thầu, không biết làm thế nào cho phải. Những tình huống như vậy, thật ko biết nên cười hay nên khóc nữa.
2. Phải biết kỹ năng tin học cơ bản 
Sử dụng tốt các phần mềm, xử lý tốt các sự cố thường găp của máy tính, sử dụng tốt tin học văn phòng. Sẽ có đôi lúc, bạn chẳng ở công ty mà nhờ bộ phận văn phòng hay bộ phận IT giúp đỡ. Nhất là những bạn thường xuyên đi công trình thì việc kiêm nhiệm đa năng như vậy càng nhiều, càng phải rành rẽ.
3. Phải biết tập trung cao độ trong công việc 
Tôi thường đòi hỏi ở nhân viên tốc độ. Và không bao giờ chấp nhận kiểu làm việc cưỡi ngựa xem hoa. Có thể với tốc độ đó, anh sẽ có sai sót. Không sao, sai sẽ sửa. Nhưng không ai sửa nổi thái độ làm việc nửa vời, vừa làm vừa chơi được. Và tôi nghĩ ông sếp nào cũng vậy thôi, thích nhân viên làm 2 tiếng chơi 2 tiếng hơn là vừa làm vừa chơi trong 4 tiếng. Bạn cứ luyện sự tập trung và tốc độ đi, điều này sẽ giúp cho bạn rất nhiều.
4. Phải biết nhậu
Phải biết. Biết nhậu nghĩa là phải uống được, phải biết được điểm dừng, phải kiểm soát được bản thân. Hầu hết các chữ ký được thực hiện trên bàn nhậu, nên chỉ cần anh thể hiện sai phong độ thôi là đã có thể kéo theo những sai lầm đáng tiếc rồi. Nếu anh không biết nhậu, chẳng ai phạt được anh, chẳng ai bắt được anh, nhưng chắc chắn anh sẽ gặp khó khăn hơn những người biết cầm ly “1,2,3 Dzô” một cách vui vẻ! Vì cái này mà tôi đã phải trả giá khá đắt, phải sử dụng men hỗ trợ tiêu hoá trong một thời gian dài.
5. Phải có sức khoẻ
Với những người đi công trình thì không nói làm gì rồi nhé. Thường xuyên sống trong môi trường thiếu thốn, thậm chí là nguy hiểm, nên sức khoẻ không đảm bảo thì chỉ có nước về nhà an dưỡng thôi. Nhưng những anh ít phải chạy đây chạy đó cũng phải chuẩn bị tinh thần cho những đợt cao điểm, có thể làm liên tục mấy ngày liền không ngủ, ăn bánh mì uống nước lọc trừ bữa. Bản thân tôi, giai đoạn cao điểm, đã từng kéo dài tình trạng ngủ 2 tiếng 1 ngày hàng tháng trời. Kiểu thư sinh mềm yếu, khó mà chịu được.
6. Phải chịu được nhiệt
Một phần như lý do thứ 4. Một phần nữa là phải chịu được những tình huống phát sinh khác: công trình gặp sự cố, bản vẽ và hiện trạng không giống nhau, sự chồng chéo công việc giữa các bộ phận. Chịu nhiệt trong công việc không bằng một phần so với chịu nhiệt từ những tác động ngoài. Anh mà không tỉnh, không vững sẽ bị tẩu hoả nhập ma, sẽ tự đưa mình vào một mớ bòng bong ngay.
7. Phải biết chửi 
Nói một cách nghiêm túc đấy. Chửi làm sao cho nó sợ, nó phục mà nó ko thù dai. Chửi sao cho nó phải nghe mình mà không ấm ức. Chửi sao cho sau khi chửi vẫn kéo nhau đi nhậu được. Chửi sao cho nó chửi lại mình mà 2 thằng ko ghét nhau. Cả một nghệ thuật đấy. Phải biết tung hứng, biết mềm cứng đúng lúc, phải biết tạo kịch bản win- win vào phút cuối. Ấy mới là biết chửi. Với dân suốt ngày bê tông sỏi đá bản vẽ này không có dùng từ ngon ngọt dịu dàng được, phải đao búa mới chịu, mới khoái (nhưng tôi cũng chưa được đến trình độ này, cũng đang tập chửi để lên level).
8. Phải biết quan hệ
Ngành nào cũng cần, nhưng xây dựng thì đặc biệt cần. Anh sẽ không bao giờ tồn tại nổi nếu anh không có bạn bè, không có đồng nghiệp. Anh phải biết làm việc nhóm. Anh phải biết ngẩng đầu lên để học hỏi các bậc tiền bối. Anh phải cúi xuống để giúp đỡ đàn em. Anh phải biết bắt tay với các đồng nghiệp, đối tác để mở mang tầm hiểu biết. Cái nghề mà khó nhận định ai giỏi hơn ai này, anh biết càng nhiều thì công việc của anh càng được hỗ trợ nhiều. Nếu anh có cơ hội được tham gia một dự án từ lúc mới bắt đầu nhen nhóm đến khi kết thúc, anh sẽ hiểu tầm quan trọng của các “cánh tay phụ” của mình. Cũng là một may mắn khi tôi có những bậc tiền bối luôn sẵn sàng chỉ bảo, có những người bạn đồng nghiệp luôn sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ. Có lẽ đây là điều quý nhất tôi có được trong sự nghiệp của mình.
9. Phải biết tự nghiên cứu 
Cứ mỗi ngày không tìm hiểu, là một ngày mình bị tụt so với xu thế. Chưa nói gì xa xôi, riêng cái khoản cập nhật các thông tư, quy định mới của nhà nước về ngành cũng đã khiến anh hoạt động não bộ gần như hàng ngày rồi. Các công nghệ xây dựng mới, các phần mềm ứng dụng mới, các xu hướng mới... Chỉ cần một cái không biết, cũng có thể dẫn đến nguy cơ khi ngồi nói chuyện mà mình như đứa trên sao Hoả xuống, vì người ta nói đông nói tây mà mình chẳng hiểu gì sất.
10. Phải biết chém gió 
Lại nói về nói đông nói tây. Anh biết, nhưng anh không biết cách nói, không biết cách dẫn dắt diễn đạt thì cũng hỏng. Cùng một vấn đề, nhưng cách nói khác nhau sẽ đưa đến những kết quả khác nhau. Cùng một vấn đề, cùng một cách giải quyết, nhưng đôi khi chủ đầu tư lại gật gù tán thưởng với anh A mà khăng khăng không chấp nhận anh B, ấy là vì “cái miệng có gió” của anh A mạnh hơn anh B. Cái này phải luyện nhiều, thuyết trình nhiều, trình bày nhiều, phản biện nhiều, và như trên đã nói, đôi khi phải chửi nhiều.
11. Phải biết đặt mình vào vị trí người khác
Cái này là điều cần thiết để có thể đưa ra được yếu tố win - win. Đôi khi cũng phải đứng phơi nắng phơi sương, cầm cái bay để hiểu cái cực của công nhân. Đôi khi cũng phải “nghe chửi” từ chủ đầu tư để biết các sếp của mình áp lực thế nào. Đôi khi cũng phải chịu nghèo chịu khổ để biết cảm giác của cả đội khi bị chậm thanh toán. Và đôi khi cũng đặt mình vào trường hợp người khác để biết người ta sai sót chỗ nào mà chấn chỉnh - biết người biết ta (cái này thì hơi phũ phàng). Nói chung, khi mình biết đặt mình vào vị trí người khác, mình sẽ hiểu hơn, sẽ biết thông cảm hơn, từ đó sẽ win - win một cách đơn giản mà vui vẻ hơn. Nguyên tắc này luôn đúng, trong mọi trường hợp.
12. Phải biết chơi thể thao 
Không chỉ để rèn luyện thân thể, mà đây còn là một cách để xả xì trét, hơn nữa còn làn một kênh để kết nối với nhiều người. Sau một ngày bù đầu với bản vẽ hoa cả mắt, kéo nhau đi làm một trận đá bóng, một chầu tennis. Đó cũng là một cơ hội để đồng nghiệp gần gũi với nhau hơn, sếp gần với nhân viên hơn. (Nhân tiện, có bạn nào tư vấn cho tôi môn thể thao nào hợp với người béo phì, cận thị như tôi không, chỉ với).
13. Phải biết hưởng thụ 
Làm việc trong môi trường áp lực như vậy, nếu anh không biết hưởng thụ cuộc sống, anh sẽ khó có được trạng thái cân bằng. Đây cũng là vấn đề thường gặp của dân trong nghề: “Không cân bằng được công việc và cuộc sống”. Lâu lâu tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ đúng nghĩa với gia đình, học một môn nghệ thuật nào đó (nhiếp ảnh chẳng hạn). Cuộc sống sẽ “dễ thở” hơn nhiều khi mình biết “quẳng gánh lo đi và vui sống”.
14. Phải biết chấp nhận thất bại 
Thất bại nhỏ là khi bản vẽ bị gạch te tua be bét. Thất bại vừa là khi rớt hợp đồng. Thất bại lớn là khi... (thôi cái này không nói đâu). Còn nhiều các thể loại thất bại nữa. Nhưng đã làm nghề xây dựng, anh phải biết chấp nhận điều đó. Mỗi khi gặp thất bại, hãy nghĩ đến quy luật được - mất. Và có một bí mật nhỏ, bạn gặp thất bại càng sớm, thì bạn thành công càng sớm. Và những thất bại bạn gặp khi còn trẻ tuổi sẽ dễ vượt qua hơn là khi bạn đã nhiều năm tuổi nghề rồi mới gặp. Bắt đầu sự nghiệp riêng lúc 23 tuổi, không biết bao nhiêu lần bầm dập, bao nhiêu lần te tua từ “cõi ấy” trở về, để đến giờ tôi có cái nhìn hoàn toàn khác về những khó khăn.Vậy nên, đừng ngại thử thách, đừng vì 1 thất bại nhỏ mà nản. Bạn đang gặp may đấy, vì bạn gặp chúng sớm hơn, sau này bạn sẽ không bao giờ gặp lại nữa.
15. Phải biết đam mê

Trong cái thế giới khô khan của ngành xây dựng, nếu anh không đủ lửa để giữ đam mê với nghề, nhiều khả năng anh sẽ bị out, hoặc là tự out. Nhiều người sau một thời gian theo đuổi đã rẽ sang nghề khác là vậy. Áp lực, vất vả, bị nhiều yếu tố chi phối là đây. Nên nếu như anh cứ mãi sống xoàng xoàng, cứ mãi dật dờ, thì không sớm thì muộn anh sẽ cảm thấy như mình đã chọn nhầm nghề!

16. Phải biết cọ xát thực tế

Với nghề này, tấm bằng đẹp khi ra trường sẽ không hẳn là tấm vé hoàn hảo cho bộ hồ sơ, nếu như anh không có kinh nghiệm thực tế. Vì vậy, mới có chuyện đòi hỏi anh không những có tấm bằng mà còn phải có cả những chứng chỉ HÀNH nghề, phải chứng minh được kinh nghiệm làm việc. Không chỉ là thực tế khi tính toán, triển khai bản vẽ, lên dự toán, lập hồ sơ thầu mà còn phải biết những công việc tưởng chừng rất đơn giản khác. Tôi biết một trường Đại học dân lập, khoa xây dựng của trường đó có một môn học giống như thực hành nghề. Sinh viên sẽ phải cầm bay, trộn vữa, lát gạch để xây hoàn thiện một ngôi nhà nhỏ. Đây là điều mà tôi thấy không phải trường nào cũng để ý để thực hiện cho sinh viên. Tôi cũng nhận được khá nhiều email của các bạn sinh viên mới ra trường, sẵn sàng xin vào làm không lương để học hỏi kinh nghiệm. Và tôi cũng có chơi với nhiều anh bạn, lăn xả nhiều năm trên công trường, cầm bay, trét vữa, trộn hồ... còn chuẩn và “ra dáng” hơn cả mấy anh thợ. Tôi luôn đánh giá cao và khâm phục những tinh thần sẵn sàng làm việc như vậy.
17. Phải biết về phong thuỷ

Tôi không khuyên các bạn trở thành thầy phong thuỷ. Phong thuỷ bao la lắm, rộng lắm, nhiều thứ phải học lắm. Nhưng cũng nên biết sơ sơ đôi chút. Để biết mà chém gió với chủ đầu tư, với khách hàng. vì bạn là dân xây dựng, thi thoảng người thân nhờ vẽ nhà, thiết kế nhà... thì cũng nên biết tí chút về phong thủy mà chém chứ. Chỉ cần khoảng một tuần nghiền ngẫm trên Internet là đã có những kiến thức cơ bản nhất rồi. Vì phong thuỷ trong kiến trúc bây giờ cũng rất phổ biến rồi. Còn bạn nào mà lười nữa, thì bao tôi vài chầu nhậu, tôi vẽ cho “vài đường cơ bản”. Cơ bản thôi nhé, vì tôi cũng chỉ biết đến “cơ bản” thôi.
18. Phải biết dùng công nghệ thay SỨC người

Cái mà tôi muốn đề cập ở đây là các phần mềm hỗ trợ trong công việc: phần mềm tính toán, vẽ kết cấu, phần mềm dự toán, phần mềm quản lý dự án... Nhiu lắm. Học món này chưa xong đã có thêm món mới để học… Nếu cần thiết, tôi sẽ list ra những phần mềm cơ bản nhất thường được dùng trong xây dựng để các bạn tham khảo thêm. Bây giờ, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã quá phổ biến rồi, nên việc sử dụng các phần mềm để tiết kiệm sức lực, tăng hiệu quả và độ chính xác trong công việc là việc quá nên làm. Như tôi, bên cạnh nghề chính là xây dựng, thì tôi đặc biệt đam mê với lĩnh vực tin học, và đang ấp ủ những sản phẩm có tính ứng dụng cao cho ngành xây dựng của mình. Cái này nếu ai quen với tôi thì có lẽ sẽ không còn xa lạ nữa nhỉ. Mai mốt về già, giải nghệ vì không còn đủ sức khoẻ để theo đuổi, thì tôi sẽ làm người bán phần mềm dạo. Gặp tôi thì nhớ nhắc, tôi giảm giá cho :D
19. Phải biết chăm sóc bản thân

Biết là dân xây dựng thường đi liền với hình ảnh xuề xoà qua loa, nhưng đôi khi cũng phải biết tút tát một chút. Chăm sóc “mặt tiền”, rồi còn phải chăm sóc sức khoẻ nữa. Trong môi trường làm việc căng thẳng, bụi bặm khắc nghiệt, và cả nhậu nhiều (?!?) thì việc kiểm tra sức khoẻ thường xuyên là điều cần thiết. (Khổ, tôi cũng biết vậy, nhưng mà việc đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ sao mà khó quá. Có anh bạn làm ở BQLDA bệnh viện Chợ Rẫy bảo cứ vào ảnh đưa đi một vòng khám tổng quát mà chịu…).
20. Phải biết từ chối

Cái này có lẽ sẽ đề cập đến một vấn đề nhạy cảm của nghề: rút ruột công trình, nhận bao thư lì xì. Biết rằng đụng tới vấn đề này dễ bị anh em ném đá lắm chứ nhưng tôi cũng xin mạn phép đề cập sơ sơ bởi bản thân tôi cũng từng tiếp xúc với một vài trường hợp điển hình. Số là nhiều cậu nhất quyết ra trường cứ phải đi thi công cơ vì nghe đâu thấy mấy đàn anh làm 2-3 năm đã tậu được nhà thành phố rồi. Có cậu chưa chịu cưới vợ bởi lời giải thích đơn giản là “cố chờ anh 2-3 năm nữa ổn định anh kiếm tiền mua nhà cái đã” :D … Nếu anh không biết nói lời từ chối, thì sẽ có những thứ khác chào đón anh: là phê bình, là trách nhiệm, là danh dự, thậm chí là nhà đá. Bản lĩnh của anh đến đâu, trong những tình huống cụ thể như vậy sẽ là một phép thử rõ ràng nhất, dễ thấy nhất. Tuy nhiên, nói vậy thôi chứ cứ đúng luật, đúng lệ, đảm bảo an toàn thì cứ linh động xíu xíu chắc chẳng sao nhở :D rập khuôn quá kẻo chẳng có ngày ổn định để rước nàng về dinh :D
21. Phải biết nịnh

Cái này thì dùng thường xuyên nhé. Nịnh sếp, việc gấp sếp giãn tiến độ ra một chút, gấp quá bọn em thở không có nổi. Nịnh nhân viên với thợ chịu khó tăng ca một chút, dự án này quan trọng lắm, đừng để có sơ suất gì nha. Đặc biệt, hôm nay lên facebook thấy có anh bạn mới quen đăng xì tây tớt xin phép vợ cho anh đi “tiếp khách” nha, về muộn chút xíu đừng bỏ rơi ở ngoài cửa nha... Về vấn đề này, cùng với chuyện bằng cấp, tôi rất khoái một câu truyền miệng khá phổ biến của anh em chúng ta: “Bằng gì cũng chẳng vượt qua được bằng lòng”, hê hê. Nghe thì hơi chối tai, nhưng không phải là không có lý.
22. Phải biết kể khổ, biết than

Cái này song song với “nịnh kungfu”. Đối tượng áp dụng: Với nhiều đối tượng khác nhau. Thời điểm áp dụng: lúc bị trễ tiến độ, trễ thanh toán, trễ giờ về nhà. Còn than thế nào, cái này phải phụ thuộc vào các bạn. Nói như các bạn trẻ bây giờ hay nói, “ăn mày tình cảm” nó cũng khó lắm, không phải ai làm cũng được đâu, cũng là cả một nghệ thuật đấy.
23. Phải biết tìm cơ hội trong thử thách

Trong hoàn cảnh khủng khoảng kinh tế, việc ít, nhiều người lại đâm ra lo sợ, mà ko nghĩ lạc quan rằng đây là thời điểm để mình làm những việc mình chưa làm được trước đó vì bận bịu: học thêm ngoại ngữ, “sưu tầm” thêm những chứng chỉ hành nghề còn thiếu, học thêm nhiều khóa bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu về một ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới... Con gấu mùa đông không tiện đi kiếm mồi, nó còn biết tận dụng ngủ một giấc thật dài cho lại sức, sao mình ko nhân cơ hội này mà trau dồi bản thân để đến khi cơn bĩ cực qua rồi, mình lại thêm vững vàng chắc chắn? Về vấn đề tìm cơ hội trong thử thách thời khủng hoảng này, tôi cũng sẽ tiếp tục chia sẻ với các bạn:” Nghề xây dựng cần làm gì vượt qua khủng hoảng?”, nếu các bạn có hứng thú (dạo này tự nhiên thích viết xàm xàm, nói những điều vớ vẩn nhắng nhít như vậy).
Đến đây thì tôi xin tạm khép lại những chuỗi “phải biết” của nghề xây dựng. Tất nhiên, như đã nói, đây chỉ là khép lại dưới cái nhìn của cá nhân mà thôi. Các bạn có thêm ý tưởng nào, thì cứ chia sẻ nhé, tôi sẽ tập hợp và bổ sung vào, để nhiều người được biết hơn(yên tâm, tôi sẽ đảm bảo quyền tác giả của các bạn mà, vấn đề này thì tôi đặc biệt để ý :D). Chuỗi “phải biết” này càng nhiều góp ý thì anh em xây dựng sẽ càng hoàn thiện hơn, đúng chứ nhỉ? Anh em có thể chia sẻ qua facebook, website, điện thoại, email đều được hết. Gì chứ buôn chuyện nghề, lúc nào tôi cũng khoái hết.
Còn nhiều cái phải nữa. Nhưng nói nhiều thành ra lại là đứa đi dạy đời, và chắc chắn khi đọc cái này sẽ có nhiều người nói tôi xúi dại, vì có những cái “phải biết” sao mà tào lao bí đao quá. Thôi tào lao vài dòng vậy đã, ai thấy kiếm được chút gì hay thì cứ thế mà dùng. Thằng bạn ới đi làm vài chai để luyện công rồi..."

[​IMG]