Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

Giới thiệu Revit MEP ứng dụng trong thiết kế các hệ thống MEP

Giới thiệu Revit MEP ứng dụng trong thiết kế các hệ thống MEP
1. GIỚI THIỆU CHUNG:
Revit MEP là ứng dụng thiết kế dành riêng cho các Kỹ sư hệ thống kỹ thuật công trình. MEP trong tên gọi thương mại của sản phẩm là chữ biết tắt của M: Mechanical, E: Electrical, P: Plumbing or Piping, phần mềm này được phát triển chuyên biệt để hỗ trợ thiết kế hệ thống HVAC, hệ thống Điện, hệ thống Nước & hệ thống PCCC trong công trình xây dựng.
 revit-mep-dutoanthietbi.jpg ​
2. TÍNH NĂNG CỦA REVIT MEP
Revit MEP hỗ trợ kỹ sư thiết kế thực hiện các công việc thiết kế:
* Hệ thống điện cung cấp và chiếu sáng
* Thiết kế các phần tử mạch điện
* Thiết kế hệ thống kết nối điện thoại
* Thiết kế hệ thống báo cháy khẩn cấp (trong lĩnh vực cơ khí Revit MEP chuyên sâu về thiết kế.)
* Hệ thống điều hòa không khí, điều hòa nhiệt độ
* Hệ thống đường ống chiệu áp lực
* Hệ thống phòng cháy, chữa cháy.

3. ỨNG DỤNG REVIT MEP VÀO TRONG THIẾT KẾ KỸ THUẬT 
Hệ thống MEP thông thường gồm có 4 hệ thống chính là:
- Hệ thống thông gió và điều hòa không khí (Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC)
- Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh (Plumbing & Sanitary, gọi tắt là P&S)
- Hệ thống báo cháy và chữa cháy (Fire alarm & Fire fighting)
- Phần Điện (Electrical) được chia làm 2 phần:

+ Điện nặng:
1. Main power supply: là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, đường
dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính (gọi là MSB, main switch board)
2. Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply (bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm...)
3. Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt: Lighting
4. Hệ thống ổ cắm: Socket outlet
5. Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting (đèn exit, đèn emergency)
6. Hệ thống tiếp địa: Earthing system (or grounding system)
7. Hệ thống chống sét: Lightning protection system (bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa)

+ Điện nhẹ:
1. Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
2. Hệ thống điện thoại: Telephone system
3. Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system. (CCTV)
4. Hệ thống PA (public address system) ....
- Hệ thống MEP là một hệ thống đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên quy trình thiết kế chung nhất có thể áp dụng cho từng hạng mục như sau:
o Quy trình thiết kế MEP trên Revit.
• Khởi tạo dự án:
- Liên kết mô hình 3D kiến trúc hoặc bản vè 2D kiến trúc
- Tạo dựng hệ lưới trục và level cho dự án
- Thiết lập các loại đường ống sử dụng trong dự án như đường ống nước cấp, nước thải, nước nóng, nước giải nhiệt, ống gió về vật liệu, kích thước ....
- Thiết lập các loại công tắc, ổ cắm, tủ điện, dây điện được sử dụng trong dự án
- Thiết lập và chuẩn bị các thiết bị sử dụng trong dự án như máy bơm, van, AHU, Chiller ...
• Vẽ hệ thống đường ống và bố trí thiết bị
- Bố trí hệ thống các thiết bị như vệ sinh, đèn chiếu sáng, đồ dụng điện, máy bơm ...
- Vẽ hệ thống các đường ống chính , hệ thống cáp
- Vẽ các đường ống nhánh và kết nối đường ống và thiết bị
• Khai triển hồ sơ kỹ thuật:
- Thực hiện chuẩn hóa hệ thống ký hiệu cho các hệ thống điện nước và tạo bảng ghi chú chung về hệ thống ký hiệu được dùng.
- Thực hiện ghi chú đường ống, thiết bị... trên mặt bằng.
- Thực hiện các bản vẽ chi tiết kết nối thiết bị...
- Tạo lập các bảng thống kê cấu kiện
- Tinh chỉnh các bản in
- In ấn bản vẽ, hồ sơ thiết kế.

THÔNG BÁO  MỞ LỚP ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN HẠNG MỤC CƠ ĐIỆN BẰNG PHẦN MỀM DỰ TOÁN GXD
Kính gửi: Thủ trưởng đơn vị
Công ty Giá Xây dựng kính mời Quý công ty, doanh nghiệp cử cán bộ tới tham dự khóa học Đo bóc khối lượng và lập dự toán hạng mục cơ điện.
Nội dung cơ bản của khóa học:
1.     Các khái niệm, làm quen với phần mềm, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác lập dự toán hạng mục cơ điện, một số điểm khác biệt của dự toán hạng mục Cơ điện với các hạng mục khác, sự cần thiết phải học tập và nghiên cứu về dự toán hạng mục Cơ điện, phương pháp học tập và làm việc hiệu quả;
2.     Tìm hiểu về Định mức và đơn giá, cách vận dụng các định mức phù hợp nhất, mang lại giá trị cao nhất cho dự toán, những thiếu sót và thiếu linh hoạt của người làm dự toán theo lối mòn cũ, cách khắc phục và hướng xử lý các vấn đề trên. Giúp học viên hiểu sâu hơn về các định mức. Nội dung thực hành trên phần mềm, giảng viên sẽ chia sẻ trên cơ sở các dự án đã được phê duyệt, thẩm định, chỉ rõ sự khác biệt của 2 cách làm dự toán: cũ và mới;
3.     Hướng dẫn cách đo bóc khối lượng các hạng mục cơ điện: Điện động lực, điện chiếu sáng, điều hòa, điện nhẹ, tăng áp, hút khói, phòng cháy chữa cháy…. Làm trực tiếp trên bản vẽ, hướng dẫn cách thức triển khai bản vẽ để làm tường minh các khối lượng. Cách thức tìm hiểu và làm rõ các khối lượng của một bản vẽ hạng mục Cơ điện, chia sẻ những kinh nghiệm và tình huống thực tế. Những lỗi học viên hay mắc phải khi tính toán khối lượng, những thiếu sót trong tính toán, biện pháp khắc phục.
4.     Tiếp tục hướng dẫn cách đo bóc khối lượng các hạng mục Cơ điện: Nêu các đầu việc học viên hay bị thiếu khi tính toán khối lượng, những “mẹo” để làm tăng giá trị của dự toán hạng mục. Kết thúc phần hướng dẫn đo bóc khối lượng học viên sẽ biết cách thức cơ bản để triển khai đo bóc khối lượng một bản vẽ cơ điện.
5.     Hướng dẫn cách lập dự toán hạng mục cơ điện chính xác, tường minh, khoa học, hạn chế tối đa lãng phí giá trị:  theo phương pháp phân tích đơn giá chi tiết, link sang bảng dự toán, cách tính các chi phí:
-         Tính chi phí vật liệu;
-         Tính chi phí nhân công;
-         Tính chi phí máy thi công;
-         Xử lý các công tác tạm tính;
Chia sẻ kinh nghiệm và “mẹo” trong quá trình làm.
6.     Cách Bù giá nhân công, máy thi công, vật liệu: Trình bày trên phần mềm cách xác định các chi phí trên, các phương pháp hay sử dụng, ưu và nhược điểm của các phương pháp trên. Đưa ra phương án tối ưu nhất và khuyến khích nên áp dụng.
7.     Xử lý các vấn đề khác của dự toán: các sai sót hay mắc phải, áp các hệ số cho phù hợp, “mẹo” trong cách dùng phần mềm, thiếu sót khi áp các mã định mức…
8.     Cách tính các chi phí khác của dự toán;
9.     Thực hành các bài tập: đọc bản vẽ, xem sơ đồ nguyên lý và đưa ra khối lượng phù hợp, áp các mã định mức;
10.                         Kiểm tra, hỏi đáp thắc mắc, tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm.
Giảng viên: Công ty Giá Xây Dựng,Viện kinh tế xây dựng – Bộ Xây dựng
Địa điểm: Số 124 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội.
Khai giảng: Ngày 26/11 (học trong 5 ngày -10 buổi)
Học viên tham dự: chuẩn bị 02 ảnh 3x4, 01 chứng minh thư bản phô tô để làm chứng nhận khóa học.
Công ty Giá Xây Dựng khai giảng lớp dự toán vào các buổi tối thứ 2 hàng tuần.
Học phí - Học tại Công ty Giá Xây Dựng: 2.000.000 đồng (bao gồm học phí, tài liệu, đĩa, vở, điểm tâm giữa giờ, đặc biệt Tặng phần mềm dự toán GXD khóa mềm cho học viên tham gia lớp học). Trong quá trình học nếu học viên có nhu cầu tham dự học lại thì được học lại trong 1 năm.
Giảm 10% cho các đồng chí tham dự  từ 5 học viên trở lên.
Mọi chi tiết xin liên hệ: Công ty Giá Xây Dựng (GXD)
Thu Phương : 0902 660 578 - 0976 598 167 
Công ty Giá Xây Dựng rất mong nhận được sự quan tâm, hợp tác của Quý cơ quan.
Xin trân trọng cảm ơn !
Kết quả hình ảnh cho cơ điện

 Kết quả hình ảnh cho cơ điện


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét